Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài Cải cách hành chính giúp em sẽ hiểu thêm về nền hành chính và thực trạng của việc cải cách hành chính nước ta hiện nay. Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông tin và đánh giá. Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2012-2015 được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá các nội dung của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu kế hoạch này nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục đào tạo, tạo bước chuyển biến cho ngành giáo dục. Nội dung cụ thể của cải cách hành chính bao gồm cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính; công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính. Theo kế hoạch này, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, cơ sở giáo dục được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản và minh bạch; mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà người dân, cơ sở giáo dục phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà người dân, cơ sở giáo dục phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ... Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Bộ và các đơn vị trực thuộc, sắp xếp lại cho phù hợp khắc phục tình trạng chồng chéo ,bỏ trống, hoặc trùng lặp. Thực hiện nghiêm cơ chế miễn nhiệm, cách chức người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với việc có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức,công vụ theo quy định. Thực hiện cơ chế tài chính mới gắn với cải cách hệ thống tiền lương của ngành và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo, các chương trình, dự án của ngành; thực hiện xã hội hoá huy động nguồn lực tài chính trong các hoạt động đào tạo, đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác. Hoàn thiện cơ chế tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ. Từng bước tạo nguồn theo lộ trình Đề án đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục đào tạo gắn với phương án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020. Chỉ đạo điều hành cải cách hành chính nhanh nhạy, quyết liệt, liên tục, kịp thời, thông suốt và hiệu quả thể hiện tính sáng tạo và sự quyết tâm triển khai cải cách hành chính của Bộ trong giai đoạn mới. Tập trung các nguồn lực đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính góp phần tạo sự chuyển biến mới cho ngành giáo dục Sau rất nhiều nỗ lực, ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu đáng kể trong “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với nhiều bằng chứng được xã hội thừa nhận. Bệnh thành tích, triệu chứng của nó là chạy theo thành tích ảo, không có thực, để rồi “làm giả báo cáo hay”. Đó chính là hiện tượng khó tránh khỏi trong quy luật phát triển của xã hội chứ không thể xem đó là của riêng ngành giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, địa hạt của giáo dục vốn rộng lớn, đa dạng, với một đối tượng đông đảo người tham gia, triệu chứng của bệnh dễ nhận ra hơn; và mục tiêu của giáo dục là hướng đến con người hoàn thiện nên càng phải quyết liệt loại trừ bệnh thành tích. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục (ngày 8/9/2006) đã yêu cầu các địa phương và ngành giáo dục không áp đặt các chỉ tiêu về kết quả thi, lên lớp, tốt nghiệp một cách hình thức, không phù hợp với thực tiễn, xử lý nghiêm các tiêu cực và bệnh thành tích ở địa phương ngay từ đầu năm học. Việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích chỉ có thể đạt kết quả nếu có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy, chính quyền các cấp và các đoàn thể. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại buổi họp báo khai giảng năm học đầu tiên chủ trương thực hiện Cuộc vận động cũng đã nhấn mạnh: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một cuộc vận động chứ không phải là một phong trào thi đua. Cuộc vận động này sẽ rất mệt mỏi, phải làm kiên trì”. Từ đây, có thể thấy các nhà quản lý và những người làm giáo dục đã nỗ lực như thế nào để có được kết quả như hôm nay, với một quy trình thi cử nghiêm túc, nhiều cải tiến, sáng tạo đầy hiệu quả, với những chuyển biến lớn về chất lượng đội ngũ và sự hướng đến của toàn xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội trong cuộc chiến chống bệnh thành tích. Có nên nhìn một vài hiện tượng cá biệt ở cơ sở mà kết luận tính phổ quát của bệnh thành tích hay không? Một giáo viên còn non yếu về ứng xử sư phạm, thiếu kìm chế có thể dẫn đến việc “mạnh tay” với học sinh, đó đâu phải là áp lực của bệnh thành tích! Thử điều tra thực tế xem số giáo viên đã có hành vi bạo lực với học sinh xem có ai thuộc diện giáo viên giỏi hay không thì sẽ rõ, cũng giống như bậc làm cha, làm mẹ, nếu có kinh nghiệm giáo dục con cái thì ắt sẽ hiếm khi dùng đến roi vọt. Càng không thể lầm lẫn, đánh đồng giữa thi đua với bệnh thành tích, cho rằng, vì chỉ tiêu áp đặt từ bên trên nên bên dưới phải chạy theo. Thi đua là động lực của phát triển, không có thi đua, mọi hoạt động sẽ trì trệ do “vàng thau lẫn lộn”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục không được áp đặt chỉ tiêu thi đua theo kiểu hình thức, không phù hợp thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi đây đó ở một số trường học có hiện tượng, hiệu trưởng đưa ra chỉ tiêu lên lớp, tốt nghiệp cho giáo viên chưa phù hợp, hoặc thiếu nỗ lực tìm những biện pháp tích cực nhằm đưa đến kết quả theo tiêu chí đề ra. Tìm ra những giải pháp tích cực để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng đội ngũ nhằm diệt trừ tận gốc bệnh thành tích, như thế có cần thiết hơn là sa mãi vào cái vòng luẩn quẩn về căn bệnh thành tích, để rồi đụng đâu nói đó? Chúng ta vốn nhận thức rõ một xã hội muốn phát triển cần có nhiều người tài. Giáo dục chính là nơi xuất phát và sản sinh ra nguồn năng lực đó.đất nước chúng ta đang bước trên con đường đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới, chung ta cần phấn đấu để giành lấy vị trí xứng đáng.