Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất trong năm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - So với các trận mưa sao băng khác trong năm, trận mưa sao băng lần này không chỉ nhiều mà còn rất dài. Thông thường đối với những trận mưa sao băng ngắn, một vệt sao băng chỉ xuất hiện trong khoảng 1/3 đến nửa giây.

Đối với trận mưa sao băng này. Một vệt mưa sao băng có thể xuất hiện từ 2 - 3 giây.

Đón trận mưa sao băng Perseids, nhiều diễn đàn đã lên kế hoạch tập hợp những người yêu thiên văn để cùng nhau chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12/8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 50 sao băng trong 1 giờ (Tuy nhiên theo tính toán năm nay sẽ lên đến 100 sao/giờ).

Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

Năm nay cực điểm của Perseids theo dự báo sẽ rơi vào 11h30m-14h00m UT ngày 12/8, chuyển sang giờ Việt Nam sẽ là 18h30m-21h00m cùng ngày. Rất tiếc vào thời điểm này chòm Perseus (Anh Tiên) - tâm điểm của sao băng chưa mọc lên khỏi đường chân trời do đó ta không thể quan sát được đúng vào cực điểm.

Cùng chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất trong năm - Ảnh 1

Hình minh họa.

Theo tính toán của CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, vào khoảng 1 - 3h sáng ngày 13/8 là thời điểm mưa sao băng xuất hiện nhiều nhất (tất nhiên, suốt buổi tối ngày 12/8 cũng đã có mưa sao băng, nhưng tần suất chưa nhiều). Khi quan sát hãy hướng mắt nhìn về chân trời phía Đông. Lý do là vì trận mưa sao băng này xuất phát từ chòm sao Perseids (chòm sao này mọc vào khoảng sau 12h đêm) ở chân trời phía Đông.

Tuy nhiên, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam cũng đưa ra cảnh báo về thời tiết trong những ngày qua tại Việt Nam khá thất thường, đặc biệt ở miền Bắc đang có mưa kéo dài nên rất có thể sẽ có mây mù vào ban đêm ảnh hưởng tới việc xem mưa sao băng.

Để không bỏ lỡ cơ hội xem trận mưa sao băng lớn này, phía CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam cũng đã thông báo tổ chức quan sát tại Công viên Nghĩa Đô (phố Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) bắt đầu từ 18 giờ 45 phút. 

Theo kinh nghiệm ta chỉ nên quan sát khi chòm Perseus đã lên cao cách chân trời 30 độ trở lên (Nếu dang thẳng cánh tay trước mặt, 30 độ tương đương chiều rộng của 3 nắm tay bạn). Vì vậy thời gian quan sát tối ưu sẽ từ lúc 2h sáng (rạng 13/8) trở đi lúc chòm Perseus (Anh Tiên) đã lên cao khoảng 30 độ khỏi chân trời Đông Bắc.

Tại buổi quan sát, bên cạnh việc xem mưa sao băng, những bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng có thể quan sát một số chòm sao cơ bản trên bầu trời cũng như Sao Thổ và Sao Hỏa trên kính thiên văn cũng như hỏi đáp về hiện tượng thiên nhiên này.