Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cùng mời gọi vốn ngoại đầu tư cho 3 cảng hàng không quốc tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hệ thống cảng hàng không Việt Nam chia thành 3 vùng: Bắc - Trung - Nam. Khu vực phía Nam có 8 cảng hàng không, hiện nay chỉ có Tân Sơn Nhất là cảng quốc tế với 20-25 triệu lượt hành khách mỗi năm,

KTĐT - Hệ thống cảng hàng không Việt Nam chia thành 3 vùng: Bắc - Trung - Nam. Khu vực phía Nam có 8 cảng hàng không, hiện nay chỉ có Tân Sơn Nhất là cảng quốc tế với 20-25 triệu lượt hành khách mỗi năm, tương lai sẽ có thêm sân bay Long Thành có thể đón 100 triệu hành khách một năm.

Ngoài cửa ngõ Tân Sơn Nhất hiện hữu, cảng Long Thành tương lai, khu vực phía Nam có thêm các sân bay Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ, Liên Khương (Lâm Đồng) được phát triển thành 3 đầu mối giao thông quốc tế.

Hệ thống cảng hàng không Việt Nam chia thành 3 vùng: Bắc - Trung - Nam. Khu vực phía Nam có 8 cảng hàng không, hiện nay chỉ có Tân Sơn Nhất là cảng quốc tế với 20-25 triệu lượt hành khách mỗi năm, tương lai sẽ có thêm sân bay Long Thành có thể đón 100 triệu hành khách một năm. Tuy nhiên, với nhiều thuận lợi về mặt du lịch, 3 cảng Phú Quốc, Cần Thơ, Liên Khương đã được Cục hàng không phát triển thành đầu mối giao thông.

Tại hội nghị kêu gọi đầu tư ngày 27/7, các quan chức ngành hàng không đã mời các hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác 3 cảng quốc tế mới này.

"Cả 3 cảng sẽ mở đường bay đến Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, khu vực Đông Bắc Á. Cơ sở cho định hướng chiến lược này chính là vị trí tiềm năng ở những trung tâm du lịch trọng yếu của quốc gia", ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục hàng không Việt Nam nói.

Theo quy hoạch chung của Chính phủ, cảng hàng không Phú Quốc với đặc khu kinh tế biển đảo, đảo "ngọc" Phú Quốc sẽ là thành phố trung tâm du lịch, dịch vụ cao cấp, trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực. Một hệ thống casino sẽ được xây dựng ở đảo này trong tương lai.

"Cảng hàng không Cần Thơ nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 7 km, là tâm điểm của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối du lịch khám phá miệt vườn, sông nước Nam bộ", ông Nguyễn Nguyên Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty cảng hàng không miền Nam cho biết.

Trong khi đó, sân bay quốc tế Liên Khương được các chuyên gia hàng không đánh giá là có nhiều ưu thế phát triển du lịch vì thuộc Đà Lạt, vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Vì vậy, cảng hàng không Liên Khương phát triển thành cảng quốc tế nhằm phát huy hết tiềm năng du lịch của khu vực.

"Đây là những điểm đến du lịch hết sức quan trọng tại Việt Nam nên việc phát triển cảng hàng không quốc tế có ý nghĩa đặc biệt. Hàng không và du lịch như hai cánh của một máy bay và không thể thiếu 1 trong 2", ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ví von.

Cảng hàng không Liên Khương được Pháp xây dựng vào 1933. Năm 2009, cảng đón nhận 2,5 triệu khách du lịch (trong đó 10% là khách quốc tế), năm 2010 dự kiến đón 3 triệu khách. Chi phí cho việc "cải tổ" lên thành sân bay nội địa có hoạt động bay quốc tế lên đến 300 tỷ đồng.

Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được khởi công vào tháng 11/2008, theo kế hoạch sẽ đưa vào khai thác toàn bộ vào năm 2012 thay thế cảng hiện hữu. Chi phí cho đầu tư hiện nay là 1.100 tỷ đồng, đến năm 2020 là 8.000 tỷ đồng. Chính phủ cho phép áp dụng chính sách miễn thị thực xuất nhập cảnh 15 ngày đối với khách nước ngoài đến Phú Quốc.

Nhà ga quốc tế cảng hàng không Cần Thơ đang xây dựng với tổng diện tích hơn 20.700 m2, vốn đầu tư lên đến 1.300 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nhà ga quốc tế sẽ đưa vào khai thác tháng 12 năm nay.