Đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ mùa Covid-19

Hà Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ lại càng cẩn trọng hơn trong việc phòng tránh lây nhiễm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đối phó với nguy cơ dịch Covid-19, việc đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ là yếu tố vô cùng quan trọng trong những ngày giãn cách cũng như tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, để phòng chống dịch bệnh Covid -19 thì quan trọng nhất là mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ cần có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, phụ huynh cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh.
Cho trẻ uống đủ nước
Chất lỏng đóng vai trò như một chất nhờn ở cổ họng giúp ngăn ngừa, bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể của trẻ, gây nên bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều trẻ mải chơi mà quên đi việc uống nước hay uống sữa bổ sung nên thường bị khô họng, điều đó dẫn đến sự xâm nhập dễ dàng của các tác nhân này hơn.
 Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.  Tuy nhiên, cha mẹ cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ.
Chính vì thế, trong chế độ dinh dưỡng mùa dịch cho bé thì việc khuyến khích con uống nước, đặc biệt là nước ấm và sữa nóng cũng là một trong những cách giúp bảo vệ hệ miễn dịch cho bé. Với mỗi độ tuổi, trẻ có nhu cầu sữa lý tưởng riêng.
Cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.  Tuy nhiên, cha mẹ cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, nhu cầu nước hàng ngày của trẻ.
Trẻ có cân nặng dưới 10 kg cần 100 ml nước/kg/ngày bao gồm cả sữa, trẻ có cân nặng từ 10 kg trở lên lượng nước uống là 1000 ml + 50 ml x kg cân nặng sau 10 kg. Trẻ có kg từ 30 kg trở lên uống bằng người lớn là 2000 – 2500 ml/ngày. Lượng nước bao gồm cả sữa và nước trái cây.
Chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi
Mỗi bé trong một độ tuổi khác nhau cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, các bé trong độ tuổi từ 1-10 là đối tượng hoạt động nhiều nên nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nhiều hơn. Chính vì thế tăng cường đề kháng cho bé trong độ tuổi này là cực kỳ quan trọng.
Ngoài 3 loại vitamin và khoáng chất được nhắc đến ở trên, vitamin A, B3, B9 cũng là những chất dinh dưỡng cần được bổ sung điều độ cho trẻ nhỏ. Đặc biệt nhất là Probiotics.
Probiotics là một nhóm các vi sinh vật có lợi giúp giữ cho đường ruột của bé khỏe mạnh. Nếu trẻ được bổ sung những vi sinh vật sống Probiotics với lượng vừa đủ, việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch cho bé trong mùa dịch bệnh này sẽ không còn là chuyện khó. Probiotics được tìm thấy nhiều trong các sữa lên men như sữa chua hoặc đồ uống từ sữa.
Bổ sung probiotics kết hợp với prebiotics (công thức synbiotic) rất có lợi cho hệ tiêu hóa của con. Prebiotics là chất xơ hòa tan, trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn probiotics, giúp chúng phát triển khỏe mạnh trong ruột. Từ đó, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng được cải thiện đáng kể.
Đặc biệt với những trẻ biếng ăn, kén ăn, suy dinh dưỡng đã và đang bị ốm thì thường có hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch yếu nên khó bảo vệ cơ thể bé khỏi vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy đối với các bé này cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp hiệu quả các dưỡng chất thiết yếu và năng lượng như các loại sữa cao năng lượng, để bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng và tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng mùa dịch cho bé cần giàu đạm (protein). Chất đạm đóng vai trò “xây dựng” và “bảo vệ” hệ miễn dịch cho bé. Thiếu hụt chất đạm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy yếu, trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém.
 Chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi.
Chọn các nguồn protein nạc như thịt gà không da, thịt bò nạc, gà tây, đậu nành hay một ly sữa mỗi ngày với lượng đạm dồi dào sẽ rất tốt cho bé.
Đặc biệt, với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng, thời gian dịch bệnh trẻ ít được ra ngoài vận động nên nguy cơ béo phì sẽ gia tăng nếu trẻ không được ăn uống điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng như: bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh cần phải hạn chế. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất
Bản thân cơ thể mỗi trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh bởi những vi khuẩn từ môi trường sống xâm nhập vào. Nếu bé không có một hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh thì cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn ấy, từ đó dễ dàng mắc bệnh. Bổ sung đầy đủ vitamins và các khoáng chất cho cơ thể trẻ là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch cho bé, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cha mẹ cần cung cấp tối thiểu cho con đầy đủ 3 chất bổ sung:
Với vitamin D, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ cho con tắm ánh nắng mặt trời để nhận đầy đủ vitamin D bởi chất dinh dưỡng này có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Trên thực tế cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ thiếu hụt vitamin D có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, cho con tắm nắng đúng cách hoặc bổ sung thêm vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ là việc nên làm để ngăn ngừa Covid-19.
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào miễn dịch và bạch cầu, từ đó chức năng của hệ miễn dịch ở trẻ được nâng lên. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cơ thể trẻ nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm khuẩn. Vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây có múi như bưởi, dâu tây, cam, việt quất,... Vì vậy, cha mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (hàu, sò, lòng đỏ trứng, đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt gà, thịt bò…). Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…).
 Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào miễn dịch và bạch cầu, từ đó chức năng của hệ miễn dịch ở trẻ được nâng lên. 
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 3 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Đó còn là những thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp - lơ…).
Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung kẽm cũng đóng vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể trẻ. Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu kẽm, sức đề kháng giảm, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao,... nên có trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
Trong giai đoạn này trẻ cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt. Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
Tránh kéo dài tình trạng tăng cân
Thực tế, nhiều phụ huynh có xu hướng "tẩm bổ" quá đà cho trẻ trong thời gian giãn cách ở nhà, cho trẻ ăn chế độ thừa đạm, thừa béo nhưng thiếu xơ và vitamin khiến trẻ có xu hướng thừa cân, béo phì. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu chất, và giảm sức miễn dịch, khả năng chống chọi với bệnh tật hơn so với trẻ bình thường.
Liên quan đến vấn đề này, TS Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng - lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ. Khi trẻ béo phì chẳng may mắc những bệnh lý như tiêu chảy, viêm phổi,... bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài.
“Phụ huynh cần quan tâm và không chủ quan khi đánh giá về cân nặng của con, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Để đánh giá, ngoài việc quan sát hình thể của trẻ thì tương quan giữa số đo cân năng và chiều cao cho phép phụ huynh nhận định một cách khách quan. Khi thấy trẻ có dấu hiệu vượt ngưỡng cân nặng chuẩn, phụ huynh cần có hành động ngay để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ vận động, tránh kéo dài tình trạng tăng cân dẫn đến béo phì” - TS Lưu Thị Mỹ Thục lưu ý.
Theo các chuyên gia, song song chế độ dinh dưỡng hợp lý phụ huynh cần bỏ thêm chút thời gian chơi đùa, tập luyện cùng con trẻ, cùng con đọc sách, vẽ tranh, làm việc nhà... Làm như vậy sẽ gia tăng gắn kết mối liên hệ giữa cha mẹ con cái. Thư giãn, chơi đùa cùng trẻ cũng là một cách hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch.