Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dân California đổ xô đi đào vàng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu của Cục quản lý đất California, 5 năm trước, số lượng người đào vàng là 15.606 người. Cuối năm 2009, con số này đã tăng lên 23.974 người.

KTĐT - Theo số liệu của Cục quản lý đất California, 5 năm trước, số lượng người đào vàng là 15.606 người. Cuối năm 2009, con số này đã tăng lên 23.974 người.

Khi quặng vàng đầu tiên được tìm thấy dưới các chân đồi ở California năm 1849, đã có rất nhiều người đổ xô đến đây. Và bây giờ, nhờ có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta lại một lần nữa hướng đến California.

Cách đây không lâu, David Basque còn là một thợ mộc sống ở bắc California. Khi anh khoảng hơn 20 tuổi, công việc này cũng đem lại một khoản thu nhập kha khá và một cuộc sống tương đối dễ chịu. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng xảy ra và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 12% chỉ tính riêng ở California này. Người ta hạn chế xây dựng, và do đó công việc dành cho các thợ mộc như anh dần ít đi, số tiền anh kiếm được cũng chỉ bằng một nửa so với trước. Điều này làm anh rất lo lắng.

Như nhiều người khác, David cũng hy vọng mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy. Thế nhưng, túi tiền của anh cứ cạn dần và sự lạc quan rồi cũng ra đi nốt. Và đến lúc khó khăn nhất, anh phát hiện ra mình vẫn còn một phương án dự phòng. Đó là phương án mà hàng nghìn người đã áp dụng trong suốt hai năm qua khi số lượng việc làm trở nên cạn kiệt ở California: Đào vàng.

David cũng đã từng đi đãi vàng, nhưng anh chỉ coi nó như một thú vui mà thôi. Giờ đây, cuộc khủng hoảng đã đem đến cho anh một cơ hội. Cũng giống như cuộc khủng hoảng những năm 80, khủng hoảng lạm phát giữa những năm 70 và cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, David đều nhận thấy rằng giá trị của vàng không hề thay đổi mà thậm chí còn tăng lên theo từng ngày.

Avery Rathburn – một người thợ đào vàng và dụng cụ của mình bên bờ sông Scott, California.
Avery Rathburn – một người thợ đào vàng và dụng cụ của mình bên bờ sông Scott, California. Ảnh: Telegraph

Thực tế, giá vàng đã tăng vọt lên gấp ba, vượt qua mốc 1.000 USD mỗi ounce kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Thêm vào đó, nỗi lo sợ về khả năng xảy ra “suy thoái kép” hồi đầu tháng cũng đã làm dấy lên các dự đoán rằng giá vàng có thể đạt tới 1.500 USD. Chính vì vậy, David đã vét hết số tiền còn lại để mua vài cái quần, một chiếc lều thật chắc chắn và một vài dụng cụ để đào đãi vàng, rồi thẳng tiến đến chân đồi.

Căn lều của anh nằm trên một ngọn đồi ở biên giới thị trấn Yreka, phía bắc California. Từ nhiều tháng nay, công việc này đã giúp anh kiếm được số vàng trị giá 1.000 USD mỗi tháng. Anh nói: “Nếu không có nó, chắc cuộc sống của tôi sẽ khó khăn lắm”.

Năm 1849, đã có rất nhiều người nghèo khổ, tuyệt vọng và những người muốn đổi đời đổ xô đến California từ khắp mọi miền đất nước. Và khi nhiều người trong số họ tìm ra vàng ở chân đồi Sierra, thì cơn sốt vàng đã thục sự nổi lên. Ai cũng nghĩ rằng mình chỉ việc đến đây, cuốc đất và thế là có cả một gia tài.

Suy nghĩ đó chưa bao giờ là lạc hậu, nhất là tại thời điểm này, nó càng được thôi thúc bởi cuộc suy thoái toàn cầu, giá vàng tăng và sự tuyệt vọng của những người thất nghiệp. Và thế là lại có một cơn sốt vàng nữa ở California.

Theo số liệu của Cục quản lý đất California, 5 năm trước, số lượng người đào vàng là 15.606 người. Cuối năm 2009, con số này đã tăng lên 23.974 người. Một vài người chỉ tham gia cho vui và coi nó như một sở thích nho nhỏ vào dịp cuối tuần. Số khác thì đi cùng với con cái để kiếm thêm chút tiền và trải nghiệm cảm giác cổ xưa ở trên núi.

Les Berg, một người đào vàng cho biết: “Có một vài người đến đây chỉ để giết thời gian, nhưng đa phần họ là những người tuyệt vọng”. Berg đã hì hục làm việc trên khắp các con sông ở California này cho đến khi nhận ra rằng việc bán dụng cụ cho những người đào vàng như anh còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn. Thế là giờ đây, anh trở thành một trong số 130 người cung cấp dụng cụ đào vàng ở California.

Berg nói: “Những người tuyệt vọng là những người làm việc chăm chỉ nhất. Giống như những năm 1800, họ coi mình như những chiếc máy xúc vậy, tất cả những gì họ cần là một chiếc hộp để đãi vàng và một cái dần. Hơn 100 năm nay đã là vậy, và tôi nghĩ nó sẽ không bao giờ thay đổi đâu”.

Nhưng các nhà khoa học biện luận rằng việc nạo vét sẽ làm ảnh hưởng đến loài cá hồi vì họ quấy rầy môi trường sống của chúng. Do vậy, hè năm ngoái, chính phủ đã thông qua một đạo luật cấm sử dụng máy nạo vét. Nạo vét chính là cách giúp những người như anh David Basque có thể kiếm được 1.000 USD mỗi tháng. Nhưng hiện nay, với lệnh cấm này, việc đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi anh phải sử dụng những cách khác chậm chạp và mất sức hơn như đào hay rửa quặng. Những người đào vàng vô cùng giận dữ vì lệnh cấm này. Phần lớn họ đều cho rằng cách làm này thực ra còn giúp các loài cá vì nó tạo ra những cái hố dưới lòng sông cho những chúng trú ẩn và nghỉ ngơi. Và thậm chí cá hồi cũng chẳng sống ở những con sông mà họ bị cấm nạo vét.

Các thương gia địa phương như Les Berg cũng rất muốn gỡ bỏ lệnh cấm này. Anh nói: “Chắc chắn còn rất nhiều cách khác để đào vàng thay vì việc hút nó lên bằng một cái ống. Nhưng hiển nhiên nạo vét là cách tốt nhất. Và khi họ không được làm việc đó, thì họ sẽ mua ít đồ của tôi hơn, việc kiếm sống cũng trở nên khó khăn hơn”.

Ken Valenta và cửa hàng bán dụng cụ đào vàng của mình ở Columbia, California.
Ken Valenta và cửa hàng bán dụng cụ đào vàng của mình ở Columbia, California. Ảnh: Telegraph

Tại một cửa hàng bán dụng cụ đào vàng ở Sierra, bang Columbia, doanh số bán máy nạo vét đã tăng 40% trong năm 2008, nhưng sau đó giảm mạnh về 0% năm 2009. Ken Valenta, một người bán hàng trong cửa hàng than thở: “Chúng tôi có số máy nạo vét trị giá 30.000 USD trong kho và có lẽ chúng lại phải ở đấy thêm vài năm nữa".

Ray và Amanda Stewart cũng có một câu chuyện tương tự. Cặp vợ chồng này đã từng lái xe tải đẻ kiếm sống cho đến khi Amanda gặp một tai nạn và mù một bên mắt. Họ đã đến Seiad Valley ở bắc California để nghỉ hưu vào năm 2001, và sau đó mở một cửa hàng bán dụng cụ khai khoáng. Amanda nói: “Năm nay, trước khi có lệnh cấm, chúng tôi đã mua số thiết bị nạo vét trị giá 20.000 USD. 80% doanh thu của cửa hàng này là nhờ bán các thiết bị nạo vét”.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên đều không thể ngăn được dòng người đổ xô đến những nơi như sông San Gabriel ở bắc California, Scott’s Bar ở rừng quốc gia Klamath hay những cánh đồng bên ngoài thị trấn cổ của bang Columbia ở dãy Sierra Nevada.

Earl Abbott, người quản lý khu lều trại nói: “Những người mà tôi gặp ở bãi vàng là những người trung thực và chăm chỉ nhất mà tôi từng biết”. Ông giải thích khoảng 80% trong số họ là cựu quân nhân, họ vừa trở về từ chiến trường và không muốn sống ở những chỗ đông người ngay lập tức. Chính vì vậy mà họ rời xa những thành phố lớn, tìm kiếm một công việc mà họ có thể kiếm ra tiền từ chính đôi bàn tay của mình mà không phải chịu những tiếng la hét của ông chủ. Và thế là họ đã tới đây”.

Nhưng với một vài người, đây thậm chí cũng chẳng phải là một cơn sốt vàng mới. Ở khu “phố vàng” tại East Fork, bên bờ sông San Gabriel, anh Bernie – một thị trưởng không chính thức, đã tìm vàng cùng với bạn của mình là Sparky suốt từ những năm 80 cho đến nay. Hai năm trước, họ gia nhập cùng một nhóm với Martin Jennings - người đã bán trang trại của mình đi để thử vận may với vàng, và Kevin Brown - một cựu kĩ thuật viên ánh sáng đang thất nghiệp của Hollywood.

Mary Lou Conner là người biết rõ về cảm giác trong cơn sốt vàng này hơn ai hết. Mary đã làm việc cho công ty sản xuất video games Atari trong vòng 10 năm trước khi cô bán nhà và cùng mẹ mình chuyển đến Hamburg ở rừng quốc gia Klamath. Tại đây cô đã mở nhà nghỉ Steelhead và công viên RV. Một lần, cô ra ngoài mua đồ tại một cửa hàng địa phương và đỗ xe ở bên ngoài. Nhưng ngay khi bước xuống xe, cô đã tìm thấy một thỏi vàng nặng khoảng 0,5 ounce trong một đám bùn ở chỗ đỗ xe. Cô nói: “Đó đúng là sự may mắn. Có lẽ chỉ một lúc nữa thôi, mọi người sẽ ùa đến chỗ này và bò xuống để tìm ra bằng được một cục vàng”.