KTĐT - Chuyên gia hàng đầu về sức khỏe Victoria Lambert sẽ giúp nam giới đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân hiện thực sự ra sao.
Cánh nam giới thường quan tâm tới tình trạng chiếc ô tô mình đi hơn là cơ thể họ. Hậu quả là so với phụ nữ, họ nhiều bệnh hơn, tuổi thọ thấp hơn, tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 4 lần và do các loại ung thư nhiều hơn...
Khó thở vào mùa đông?
Khó thở là một dấu hiệu cho thấy tim đang làm việc khó nhọc hơn bình thường”, chuyên gia tim mạch Simpson, Hội Tim mạch Anh cho biết. Vấn đề sẽ đáng lưu tâm hơn khi tim liên quan với huyết áp.
Nếu cảm thấy khó thở khi trời lạnh hay sau 1 bữa ăn no nê thì đó có thể là dấu hiệu của động mạch đang bị đóng cặn. Điều này càng đúng nếu thấy khó thở hơn khi phải cố gắng, chẳng hạn như lên cầu thang, tập thể dục.
Cảm giác đau hay như bị bóp nghẹ ở ngực là một dấu hiệu cảnh báo khác.
Xử trí: “Đừng coi thường triệu chứng này. Hãy đi khám ngay”, BS Simpson khuyên. Nếu có nghi ngờ, các bác sĩ sẽ cho làm điện tim đồ và xét nghiệm.
Thường xuyên ghé nhà vệ sinh buổi đêm
Điều quan trọng cần lưu ý là liệu số lần vào nhà vệ sinh đó là bất thường đối với chính bạn. Bởi vì 2-3 lần/đêm có thể coi là bình thường. Vấn đề là điều gì đã phá vỡ thói quen đó? Có thể là các nguyên nhân tiềm tàng, có thể là tuổi tác (các cơ yếu đi khiến nhu cầu đi tiểu tăng lên).
Nó có thể là bình thường nếu bạn là người nghiện cà phê, các đồ uống chứa cafein hay rượu, hoặc nếu bạn bị mất ngủ (bàng quang sẽ có cơ hội “nhắc nhở”).
Những dấu hiệu khác cho thấy cần phải hết sức chú ý là lượng tiểu ít hoặc có lẫn máu hay tinh dịch trong nước tiểu. Các biểu hiện này có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt hay viêm tuyến tiền liệt hoặc cũng có thể là ung thư.
Xử trí: “Đừng tự chẩn đoán, hãy đi khám” là lời khuyên của John Robertson, chuyên gia của Hội Ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù bạn có thể mua các bộ test kiểm tra các rối loạn tuyến tiền liệt nhưng thực tế chúng không giúp được nhiều, thậm chí có thể đưa ra những cảnh báo sai khiến bạn lo lắng.
Đi tiểu thường xuyên không phải là một biểu hiện điển hình của ung thư tuyến tiền liệt - không có dấu hiệu nào rõ ràng cho bệnh này - nhưng khi trao đổi với bác sĩ, họ sẽ giúp bạn hiểu mình thuộc nhóm nguy cơ cao hay không thông qua các kiểm tra và xét nghiệm tìm kháng thể PSA - một dấu hiệu của ung thư.
Nếu bác sĩ xác định bạn bị phì đại tuyến tiền liệt thì bệnh này thường gặp ở người ngoài 50 tuổi. Một số bệnh nhân có thể uống thảo dược, số khác cần phẫu thuật. Nếu là viêm nhiễm thì sẽ điều trị bằng kháng sinh.Một số nguyên nhân khác có thể là bàng quang bị kích thích và thuốc chặn alpha sẽ hỗ trợ hiệu quả.
Luôn ngứa ngáy?
Mức đường huyết cao trong máu có thể gây nhiễm nấm chẳng hạn như tưa miệng, ngứa vùng sinh dục.
Nếu bị tái viêm nhiễm dù đã điều trị, hoặc có các triệu chứng khác như khát nước, mắt mờ, mệt mỏi quá mức và phải đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là buổi đêm) thì có thể bạn bị tiểu đường tuyp 2.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử bệnh tật gia đình, tuổi tác và vòng eo lớn hơn 100cm.
Xử trí: BS Caroline
Đổ nhiều mồ hôi?
Các dấu hiện như đổ mồ hôi nhiều (đặc biệt là ban đêm), suy giảm đời sống tình dục, cáu kỉnh, buồn bực và mệt mỏi khi ngủ dậy thì có thể liên quan với tình trạng suy giảm hormone nam Testosterone.
Trong khi mãn dục nam vẫn còn là một đề tài tranh cãi nóng bỏng, nhiều nam giới đã sớm nhận ra các triệu chứng này và nó thường có xu hướng xuất hiện ở tuổi 50.
Một nguyên nhân khác là suy giảm tình dục do tuổi tác, theo một nghiên cứu gần đây của TT Tiểu đường và Nội tiết ở bệnh viện
GS Hugh Jones và TS Roger Stanworth, cho biết: điều trị testosterone cho những bệnh nhân này không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn cải thiện chức năng tình dục, cảm xúc và nhận thức, mặc dù còn cần phải có nhiều những cuộc thử nghiệm lớn hơn nữa.
TS Malcolm Carruthers, Viện Tắt dục nam (Andropause), tin rằng nhiều nam giới bị thiếu testosterone, nhưng chỉ khoảng 1% của 20% những nam giới trên 50 tuổi cần phải điều trị. Ông cho rằng: “Ở 1 số nam giới, cơ thể kháng cự với testosterone. Vì vậy xét nghiệm máu có thể cho thấy cơ thể thừa chất này nhưng cơ thể lại không “buồn” sử dụng.
Xử trí: Không một xét nghiệm nào tại nhà cho biết cơ thể thiếu testosterone nhưng bạn có thể kiểm tra các triệu chứng nghi ngờ qua website http://www.andropause.org.uk/. Nếu đi khám, BS Carruthers khuyên trao đổi kỹ với bác sĩ về triệu chứng chứ không chỉ đơn giản là xét nghiệm máu.