KTĐT - Dự thảo Luật Thuế nhà, đất sơ sài, việc tính thuế đất dựa trên hạn mức, thuế nhà dựa trên giá trị là không phù hợp, thiếu tính khả thi và không thể hạn chế được nạn đầu cơ nhà, đất.
Đây là những bức xúc nổi cộm được các đại biểu trình bày tại buổi thảo luận tổ về Dự thảo Luật Thuế nhà, đất.
Một nội dung được các đại biểu hết sức quan tâm là Dự thảo quy định đánh thuế đối với nhà ở. Đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn, Luật Thuế nhà, đất là cần thiết, nhưng đã đến lúc phải đánh thuế vào tài sản là bất động sản hay chưa? Nếu chưa cần thiết thì tạm thời chưa đánh thuế nhà, nhưng phải đánh thuế vào đất để chống đầu cơ.
“Tại ngoại ô TP.HCM, đất nông nghiệp đã bị các “đại gia” mua hết, chỉ chờ có dự án của nhà nước để đẩy giá lên gấp hàng chục lần. Vì vậy, nhiều dự án không thể thực hiện được vì không giải phóng được mặt bằng do nhà đầu cơ đòi giá đất quá cao”, ông Lịch dẫn chứng.
“Nếu không thay đổi được tình trạng đầu cơ hiện nay, giá đất sẽ luôn cao một cách quá bất hợp lý, các dự án nhà xã hội cũng không bao giờ thực hiện được, người nghèo không thể mua được nhà với giá hợp lý”, ông Lịch nhận định.
Về việc đánh thuế với nhà, theo ông Lịch, mỗi gia đình nếu chỉ có một nhà, dù lớn hay nhỏ, cũng không nên đánh thuế, mà cần đánh thuế từ nhà thứ hai trở đi và đánh thuế lũy tiến cao. Đại biểu Giao Nhiễu Linh bổ sung: “Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Do vậy, đối với ngôi nhà đầu tiên thì không nên đánh thuế”.
Đại biểu Phạm Thị Loan nhận xét, đánh thuế nhà ở sẽ là gánh nặng cho người dân, là thuế chồng thuế. “Một người làm công ăn lương phải gom góp nhiều năm mới có thể mua hoặc xây được một ngôi nhà. Trong quá trình này, người dân đã phải nộp nhiều khoản thuế, từ khâu mua vật liệu đến quyền sử dụng đất. Mặt khác, Dự luật chỉ ghi chung khái niệm “thuế nhà ở”, vậy nhà cho thuê, nhà vừa để ở vừa cho thuê có phải chịu thuế này không?”, bà Loan đặt câu hỏi.
Dự luật chia ra các hạn mức để áp mức thuế khác nhau. Ở hạn mức cho phép thì nộp thuế 0,03%, nếu vượt hạn mức trên 3 lần thì phải đóng thuế 0,06%... Nhiều đại biểu tỏ ra không đồng tình với khung thuế nhà, đất mà Bộ Tài chính đưa ra trong Dự luật vì quá thấp, không thể có tác dụng ngăn chặn đầu cơ và điều tiết giàu nghèo. Đại biểu Vũ Hồng Anh đề nghị nâng hẳn lên từ 1% đến 2% đối với nhà trị giá trên 500 triệu đồng và thiết lập các mức thuế cao hơn hẳn đối với giá nhà trên 1 tỷ đồng, trên 2 tỷ đồng...
Một bất hợp lý khác là Dự luật chỉ tính hạn mức mà không tính vị trí, giá trị đất chịu thuế và đánh thuế người có nhiều nhà chỉ căn cứ trên số lượng nhà, không đặt vấn đề giá trị.
Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định quy định này sẽ dẫn đến tình trạng người sử dụng 100 m2 đất ở khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ không phải đóng thuế, còn người sử dụng 300 m2 ở khu vực Từ Liêm phải đóng, trong khi giá trị đất giữa hai nơi chênh lệch nhau gấp nhiều lần.
Cho rằng nạn đầu cơ đất là vấn đề nhức nhối của xã hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng yêu cầu luật phải đánh vào người đầu cơ để kéo giá nhà, đất xuống.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa thì tỏ ra ngạc nhiên: “Luật nhà, đất có tác động mạnh đến xã hội, điều chỉnh nhiều vấn đề phức tạp như chống đầu cơ, điều tiết thu nhập mà quá sơ sài, vẻn vẹn có 6 trang. Khi thực hiện, luật cũng chỉ thu thuế được chưa tới 1.500 tỷ đồng thì không có ý nghĩa. Vậy ban hành luật để giải quyết vấn đề gì?”.
“Dự luật không thể đạt được cả hai mục tiêu đề ra là chống đầu cơ nhà, đất và tăng thu cho ngân sách. Tổng số tiền thuế thu được khi thực hiện luật chỉ gấp khoảng 3 lần mức thu hiện hành, nhưng phải trả lương cho một đội ngũ lớn thực thi” đại biểu Dương Hồng Sơn nói thêm.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đồng ý với kết quả thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội rằng, tính khả thi của dự luật chưa cao. Ví dụ: Cơ quan nào sẽ đứng ra thống kê được mỗi người có bao nhiêu đất, nhà để thu thuế? Ai sẽ đứng ra xác định diện tích xây dựng thực tế?
“Dự thảo cần được nghiên cứu lại để sửa chữa cẩn thận, đầy đủ hơn trình Quốc hội vào các kỳ họp sau. Thời hạn áp dụng luật theo ban soạn thảo là từ ngày 1/1/2011, nhưng sơ sài, thiếu bất hợp lý như hiện tại không thể thông qua được, sẽ mất uy tín của Quốc hội”, đại biểu Phạm Phương Thảo bức xúc.
Đây là những bức xúc nổi cộm được các đại biểu trình bày tại buổi thảo luận tổ về Dự thảo Luật Thuế nhà, đất.
Một nội dung được các đại biểu hết sức quan tâm là Dự thảo quy định đánh thuế đối với nhà ở. Đại biểu Trần Du Lịch băn khoăn, Luật Thuế nhà, đất là cần thiết, nhưng đã đến lúc phải đánh thuế vào tài sản là bất động sản hay chưa? Nếu chưa cần thiết thì tạm thời chưa đánh thuế nhà, nhưng phải đánh thuế vào đất để chống đầu cơ.
“Tại ngoại ô TP.HCM, đất nông nghiệp đã bị các “đại gia” mua hết, chỉ chờ có dự án của nhà nước để đẩy giá lên gấp hàng chục lần. Vì vậy, nhiều dự án không thể thực hiện được vì không giải phóng được mặt bằng do nhà đầu cơ đòi giá đất quá cao”, ông Lịch dẫn chứng.
“Nếu không thay đổi được tình trạng đầu cơ hiện nay, giá đất sẽ luôn cao một cách quá bất hợp lý, các dự án nhà xã hội cũng không bao giờ thực hiện được, người nghèo không thể mua được nhà với giá hợp lý”, ông Lịch nhận định.
Về việc đánh thuế với nhà, theo ông Lịch, mỗi gia đình nếu chỉ có một nhà, dù lớn hay nhỏ, cũng không nên đánh thuế, mà cần đánh thuế từ nhà thứ hai trở đi và đánh thuế lũy tiến cao. Đại biểu Giao Nhiễu Linh bổ sung: “Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Do vậy, đối với ngôi nhà đầu tiên thì không nên đánh thuế”.
Đại biểu Phạm Thị Loan nhận xét, đánh thuế nhà ở sẽ là gánh nặng cho người dân, là thuế chồng thuế. “Một người làm công ăn lương phải gom góp nhiều năm mới có thể mua hoặc xây được một ngôi nhà. Trong quá trình này, người dân đã phải nộp nhiều khoản thuế, từ khâu mua vật liệu đến quyền sử dụng đất. Mặt khác, Dự luật chỉ ghi chung khái niệm “thuế nhà ở”, vậy nhà cho thuê, nhà vừa để ở vừa cho thuê có phải chịu thuế này không?”, bà Loan đặt câu hỏi.
Dự luật chia ra các hạn mức để áp mức thuế khác nhau. Ở hạn mức cho phép thì nộp thuế 0,03%, nếu vượt hạn mức trên 3 lần thì phải đóng thuế 0,06%... Nhiều đại biểu tỏ ra không đồng tình với khung thuế nhà, đất mà Bộ Tài chính đưa ra trong Dự luật vì quá thấp, không thể có tác dụng ngăn chặn đầu cơ và điều tiết giàu nghèo. Đại biểu Vũ Hồng Anh đề nghị nâng hẳn lên từ 1% đến 2% đối với nhà trị giá trên 500 triệu đồng và thiết lập các mức thuế cao hơn hẳn đối với giá nhà trên 1 tỷ đồng, trên 2 tỷ đồng...
Một bất hợp lý khác là Dự luật chỉ tính hạn mức mà không tính vị trí, giá trị đất chịu thuế và đánh thuế người có nhiều nhà chỉ căn cứ trên số lượng nhà, không đặt vấn đề giá trị.
Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định quy định này sẽ dẫn đến tình trạng người sử dụng 100 m2 đất ở khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ không phải đóng thuế, còn người sử dụng 300 m2 ở khu vực Từ Liêm phải đóng, trong khi giá trị đất giữa hai nơi chênh lệch nhau gấp nhiều lần.
Cho rằng nạn đầu cơ đất là vấn đề nhức nhối của xã hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng yêu cầu luật phải đánh vào người đầu cơ để kéo giá nhà, đất xuống.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa thì tỏ ra ngạc nhiên: “Luật nhà, đất có tác động mạnh đến xã hội, điều chỉnh nhiều vấn đề phức tạp như chống đầu cơ, điều tiết thu nhập mà quá sơ sài, vẻn vẹn có 6 trang. Khi thực hiện, luật cũng chỉ thu thuế được chưa tới 1.500 tỷ đồng thì không có ý nghĩa. Vậy ban hành luật để giải quyết vấn đề gì?”.
“Dự luật không thể đạt được cả hai mục tiêu đề ra là chống đầu cơ nhà, đất và tăng thu cho ngân sách. Tổng số tiền thuế thu được khi thực hiện luật chỉ gấp khoảng 3 lần mức thu hiện hành, nhưng phải trả lương cho một đội ngũ lớn thực thi” đại biểu Dương Hồng Sơn nói thêm.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đồng ý với kết quả thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội rằng, tính khả thi của dự luật chưa cao. Ví dụ: Cơ quan nào sẽ đứng ra thống kê được mỗi người có bao nhiêu đất, nhà để thu thuế? Ai sẽ đứng ra xác định diện tích xây dựng thực tế?
“Dự thảo cần được nghiên cứu lại để sửa chữa cẩn thận, đầy đủ hơn trình Quốc hội vào các kỳ họp sau. Thời hạn áp dụng luật theo ban soạn thảo là từ ngày 1/1/2011, nhưng sơ sài, thiếu bất hợp lý như hiện tại không thể thông qua được, sẽ mất uy tín của Quốc hội”, đại biểu Phạm Phương Thảo bức xúc.