Trẻ béo phì có liên quan đến yếu tố di truyền không, thưa bà?
- Béo phì có liên quan đến yếu tố gene chuyển hóa mỡ, nhưng chúng ta có thể thay đổi được bằng chế độ ăn của trẻ, vận động, và dinh dưỡng thuở ấu thơ. Nhiều phụ huynh không để ý đến thời kỳ mang thai, họ mong muốn sinh ra những em bé có cân nặng, trọng lượng sơ sinh càng to càng tốt. Đó là những yếu tố thuận lợi, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì ở giai đoạn tiếp theo.
Đối với trẻ thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển sau này của trẻ?
Hiện tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực TP. Trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì chiếm 4,8%, nghĩa là cứ 100 trẻ thì có gần 5 trẻ bị thừa cân, béo phì. Độ tuổi thừa cân, béo phì nhiều nhất là lứa tuổi học sinh, đặc biệt ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. |
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ tăng cân tốt không nên uống sữa, vì lo sợ dễ gây béo phì, điều này có đúng không?
- Đây là sai lầm của các bậc phụ huynh, nhiều người khi thấy con mình lên cân là cắt sữa, đổ tội sữa làm cho con mình béo. Sữa và các chế phẩm của sữa cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày đối với cả trẻ em và người lớn. Theo đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được cho ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ, từ 6 tháng trở lên, kết hợp sữa mẹ với ăn dặm. Sau 24 tháng, sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đáp ứng nhu cầu can xi cho trẻ. Thực tế, sữa là thức ăn động vật duy nhất gây kiềm bởi chứa nhiều canxi, 100ml cho 100mg canxi, không có thịt, rau nào cho nhiều canxi như sữa. Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nên hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh như KFC, trà sữa, xúc xích…
Việc kiểm soát bữa ăn của trẻ lành mạnh, khi vào hấp thu từ từ, giúp trẻ có đường huyết ổn định, chứ không nên ăn kiểu “no dồn đói góp”. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chú ý đến thời gian ăn của trẻ, nên duy trì thời gian ăn 20 - 25 phút. Bữa ăn, phụ huynh nên chuẩn bị đa dạng thực phẩm, rau cần có nhiều màu sắc nhằm đáp ứng các loại vitamin cần thiết giúp trẻ tăng trưởng, phát triển khung xương.
Đối với những trẻ béo phì, nhóm chất gì nên tăng và nhóm nào nên hạn chế, thưa bà?
- Chất dinh dưỡng cho trẻ vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm. Chất đạm để tạo cơ săn chắc, chất béo như acid béo omega-3, omega-6, những chất này cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chất bột đường, nên chọn chất bột đường chuyển hóa từ từ, chẳng hạn cho trẻ ăn cơm, cháo gạo lứt. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau, củ, quả. Tránh chất bột đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhanh.
Xin cảm ơn bà!