Việt Nam tăng 12 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo
Theo báo cáo này, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 của Việt Nam được xếp hạng 47/127, tăng 12 bậc so với vị trí xếp thứ 59 của năm 2016. Ở Đông Nam Á, Việt Nam vượt trên Thái Lan.
Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước đến nay. Nếu tính theo chuẩn GDP thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng.Theo Bộ KH&CN, Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột, gồm: Đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục.
Chính phủ đã có Nghị quyết vào tháng 2/2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó chỉ số GII là một trong 4 đánh giá xếp hạng toàn cầu đã được Chính phủ sử dụng.
Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể “Đến năm 2020, các chỉ số Đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) đạt trung bình ASEAN 5” (tức là đứng sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan và một nước Đông Nam Á khác).
Hà Nội chọn 2017 là năm đột phá căn bản về CNTT
Trong đó, tỷ lệ dịch vụ có phát sinh hồ sơ được giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4 tương ứng là 81,67% và 22,63%. Riêng Hà Nội được đánh giá là địa phương xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT, nằm trong top đầu về các chỉ số: Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ; Cổng thông tin điện tử; Số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức độ 3,4; Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT…
Hà Nội hiện có 391 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3,4 (trong đó 281 dịch vụ công mức độ 3, 110 dịch vụ công mức độ 4) đạt gần 20,4% tổng số TTHC của cơ quan nhà nước TP. Tỷ lệ giao dịch qua mạng đạt ở mức cao, trong đó: Lĩnh vực tư pháp và quản lý đô thị 100%; đăng ký kinh doanh trên 70%; bảo hiểm xã hội trên 80%...
Dự kiến, đến hết năm 2017, TP sẽ hoàn thành ít nhất 55% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3,4. Đây là nền tảng hướng đến nền hành chính điện tử, thân thiện, phục vụ mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho công dân, tổ chức.
Vietcombank khuyến cáo tăng cường bảo mật qua mạng xã hội
Để phòng tránh các trường hợp tương tự, một lần nữa, Vietcombank lưu ý người dùng luôn bảo mật các thông tin liên quan đến giao dịch ngân hàng, các thông tin thẻ, và trong mọi trường hợp không cung cấp các thông tin này qua các trao đổi, giao tiếp trên mạng xã hội; đăng ký dịch vụ SMS để biết ngay tình trạng biến động số dư tài khoản ngân hàng và tài khoản thẻ.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đề nghị các khách hàng xem thông tin hướng dẫn giao dịch an toàn trên các kênh ngân hàng điện tử và giao dịch thẻ được cập nhật thường xuyên trên website của ngân hàng.
Vietcombank cũng cảnh báo về các loại hình tấn công trực tuyến mà tội phạm thường sử dụng hiện nay nhằm giúp khách hàng chủ động phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất.
Thế giới đã có 5 tỷ thuê bao di động
Như bạn nhìn thấy bên dưới, thế giới đã có hơn 5 tỷ người dùng điện thoại di động. GSMA tính toán con số dựa trên “cơ sở dữ liệu về thống kê và dự báo di động” được cập nhật mỗi ngày.
Điều đáng chú ý ở đây là số kết nối di động cao hơn số thuê bao không trùng lặp do nhiều người có hơn 1 thẻ SIM, có lẽ dành cho cuộc sống riêng tư và công việc. GSMA định nghĩa thuê bao di động không trùng lặp là “một cá nhân có thể sở hữu nhiều kết nối di động”.
Dù dữ liệu cho thấy có hơn 8,1 kết nối toàn cầu, con số này bao gồm cả các kết nối giữa các máy với nhau. GSMA ước tính có thực sự 7,7 tỷ kết nối di động.
Chạm mốc 5 tỷ thuê bao là thành tựu to lớn với một ngành chỉ tồn tại vài thập kỷ và phản ánh nhiều tỷ đô-la nhà mạng đã đầu tư vào mạng lưới, dịch vụ và băng tần qua nhiều năm.
Ngày nay, di động thực sự là nền tảng toàn cầu, mang đến kết nối và có lẽ, quan trọng hơn, là các cơ hội kinh tế và xã hội cho công dân trên toàn thế giới.