KTĐT - Cuộc hội ngộ của những "người trong cuộc" đã diễn ra khá "nóng" và chân thành sau 5 năm điện ảnh Việt long đong làm mới mình và xoay sở tìm đường hội nhập.
Không chỉ chuyện "cơm áo gạo tiền", trường quay, bối cảnh… uốn mình trong nỗi lo của người làm nghề, mà còn cả những chuyện về tuổi tác, đường đi nước bước… của những người "đứng mũi chịu sào" trong hội nghề nghiệp này. Nhất là khi tiêu chí "Phấn đấu xây dựng nền điện ảnh dân tộc Việt
Có một cuộc cạnh tranh không cân sức
Đúng như ông Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt
Thị trường điện ảnh đã hình thành rõ nét, nhưng cũng phân hoá rõ rệt. Các cụm rạp hiện đại mọc lên ngày càng nhiều ở các thành phố lớn, nhưng nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có số lượng khán giả đông đảo, vẫn "đói" điện ảnh. Kinh doanh nhập khẩu và phát hành phim chuyển từ quốc doanh sang tư nhân mặc dù năng động hơn, nhưng lại sinh ra tình trạng tranh chấp, điển hình là vụ các rạp kiện nhà nhập khẩu và phát hành phim Megastar vừa rồi. Nhiều hãng phim tư nhân cũng như Nhà nước đã trụ vững trên thị trường, sản xuất được số lượng phim đáng kể, trong đó có nhiều phim cạnh tranh ngang ngửa với phim nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng phim sản xuất hằng năm vẫn còn quá ít ỏi so với nhu cầu của hàng chục triệu khán giả.
Một số hãng phim vẫn được Nhà nước tài trợ để giải quyết một phần kế hoạch sản xuất và duy trì hoạt động, nhưng xét về góc độ kinh doanh thì điện ảnh vẫn chưa thể vươn lên. Thiếu kinh phí, khó huy động vốn, chậm trễ trong thu hút nguồn lực xã hội đã làm chậm nhịp bước của điện ảnh. Mặc dù được bổ sung từ các nguồn đào tạo trong nước, nhưng đội ngũ hành nghề vẫn mỏng và thiếu đồng bộ, không chỉ thiếu người mà chất lượng cũng không đồng đều.
Để lớp trẻ lên tiếng
Có thể cảm nhận rất rõ cái sự sốt ruột và nóng lòng cho đường đi nước bước của điện ảnh nội trong giới làm nghề. Song, giữa cái gay gắt có phần hơi mông lung ấy, người ta nhìn thấy một cái nhìn tin cậy hướng về tuổi trẻ. Bởi những người trẻ nhìn khá chính diện: Điện ảnh là công nghệ nên việc đổi mới công nghệ, đầu tư con người và thiết bị là vô cùng thiết yếu, cũng như việc hợp tác với nước ngoài và tiếp tục mở rộng cửa tư nhân. Đã đến lúc cần một ban chấp hành mới năng động, quyết liệt, chứ không cần những vị hiền lành, chậm chạp nữa, để có thể cùng chung một ngôn ngữ với điện ảnh đương đại thế giới.
Xem ra, trẻ hóa đội ngũ là mong mỏi của Hội Điện ảnh Việt Nam, cũng là một lối mở cho điện ảnh nội trong thời gian tới với kỳ vọng sẽ năng động hơn,làm được nhiều việc hơn, hiện đại hơn… để hội nhập với thế giới.
Ðại hội VII Hội Ðiện ảnh Việt Nam Trong 2 ngày 21 và 22/7, Hội Ðiện ảnh Việt Nam đã tổ chức Ðại hội toàn quốc nhiệm kỳ VII (2010-2015) với hơn 500 đại biểu đại diện cho hơn 1.500 hội viên của Hội thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phát biểu ý kiến tại Ðại hội, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Ðiện ảnh Việt Nam đang đứng trước những thách thức và vận hội mới, đòi hỏi sự cố gắng của toàn ngành và của mỗi hội viên. Vừa qua Luật Ðiện ảnh được ban hành, bước đầu thể chế hóa, tạo cơ chế thông thoáng, thúc đẩy khả năng sáng tạo của Ðiện ảnh Việt Trong báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ VI và phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ VII (2010 - 2015) đã nêu rõ: Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của các hãng phim quốc doanh và những năm cuối cùng của nhiệm kỳ VI bắt đầu có sự thay đổi, chuyển sang cổ phần hoặc được thành lập công ty TNHH một thành viên.Ðại hội toàn quốc nhiệm kỳ VII (2010-2015) đã bầu ông Đặng Xuân Hải, Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh khoá VIlàm Chủ tịch. BCH nhiệm kỳ VII có 15 người . 4 phó chủ tịch là Dương Cẩm Thuý,Lại Văn Sinh,Trịnh Lê Văn vàNguyễn Thị Hồng Ngát (Phó chủ tịch thường trực). Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật. P.V |