Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điều chỉnh Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021

Văn Sinh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 5/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021.

 Ảnh minh họa
Cụ thể, về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định Kế hoạch vay của Chính phủ 514.297 tỷ đồng, gồm: Phát hành trái phiếu Chính phủ và vay các nguồn trong nước 463.000 tỷ đồng và vay nước ngoài 51.297 tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương (NSTW) là 33.898 tỷ đồng, vay về cho vay lại 17.399 tỷ đồng.
Trả nợ của Chính phủ 365.932 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 338.415 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 27.517 tỷ đồng.

Về kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021, Quyết định số 1869/QĐ-TTg sửa đổi như sau: Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ dự kiến là 12.612 tỷ đồng. Trường hợp các tháng cuối năm các địa phương phục hồi hoạt động kinh tế và có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển, tổng mức vay cần đảm bảo trong mức 28.797 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

Đối với vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, Quyết định số 1869/QĐ-TTg quy định: Hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 7.000 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 25% so với dư nợ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Quy định 1869/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 5/11/2021.