Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp còn “mơ hồ” về công cụ phòng vệ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khoảng 60-70% các DN được hỏi đã biết về công cụ phòng vệ thương mại (PVTM). Tuy nhiên, điểm hạn chế là hiểu biết của các DN mới chỉ dừng lại ở mức độ “sơ khai”, nghe nói tới nhưng không có kiến thức sâu về công cụ.

Kết quả điều tra này vừa được Hội đồng Tư vấn Phòng vệ thương mại Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI công bố ngày 14/10 trong Báo cáo nghiên cứu “Sử dụng các công cụ PVTM trong bối cảnh thực thi các FTAs và Cộng đồng Kinh tế ASEAN”. Cuộc điều tra được thực hiện từ cuối năm 2014 với hơn 1.000 DN.
Doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm của mình.
Doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm của mình. Ảnh có tính chất minh họa
Chia sẻ kết quả khảo sát, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI cho biết, các DN không chỉ biết về công cụ PVTM với tính chất là một rào cản ở nước ngoài mà còn biết đến đây là công cụ có thể sử dụng ở trong nước, để bảo vệ chính mình.

Tuy nhiên, kiện PVTM không phải là “cuộc chơi” của mỗi DN riêng lẻ, mà là “cuộc chơi tập thể” – là chiến lược hay hành động của cả một ngành sản xuất nội địa sản phẩm liên quan. Để sử dụng công cụ này, các DN phải tập hợp thành một lực lượng đủ sức đại diện cho cả ngành sản xuất nội địa liên quan thay vì chỉ có một vài DN đơn lẻ như hiện nay.

Đánh giá về thái độ hợp tác của các DN Việt Nam trong các vụ kiện PVTM, Luật sư Phạm Lê Vinh – Công ty Luật TNHH ATIM cho rằng, dù ở tư cách là nguyên đơn hay bị đơn thì sự hợp tác của DN là rất kém. Về nguyên tắc luật Việt Nam và Quốc tế dù là bên khởi kiện hay bị kiện thì cơ quan điều tra cũng rất cần có thông tin, nếu các DN bất hợp tác trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra thì họ sẽ sử dụng thông tin của bên còn lại, điều này gây bất lợi cho các DN Việt Nam.

Bên cạnh đó, tâm lý của người Việt là ngại đi kiện, đặc biệt là kiện ở quy mô quốc tế. “Việc kiện qua kiện lại về hàng hóa là hết sức bình thường. Chúng ta cần loại bỏ dần tâm lý này khi tham gia vào sân chơi quốc tế” – Luật sư Vinh nói. Luật sư Vinh cũng chia sẻ về việc hiện nay các DN, hiệp hội gặp khó khăn trong tìm kiếm thông tin liên quan tới các vụ kiện và nên chăng VCCI cần cung cấp thông tin nhiều hơn, thậm chí có thể nêu lên dấu hiệu để các DN xem xét và soi vào để phân biệt bản thân DN có bị rơi vào chống bán phá giá, trợ cấp… hay không? Bản thân các DN Việt đều nhỏ lẻ nên tính liên kết rất kém. Do đó rất cần vai trò của hiệp hội nhưng thực tế ở Việt Nam, hiệp hội lại chưa thể hiện được hết vai trò của mình. “Tự bản thân các DN phải chuẩn bị tinh thần và thực tế chúng ta không có đường lùi khi thời điểm hôi nhập đã đến gần” – Luật sư Vinh nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi quyết định tham gia kiện thì DN cần phải tập hợp các bằng chứng bán phá giá, bán hàng được trợ cấp, bằng chứng về những thiệt hại gây ra đối với mình, thuê luật sư tư vấn theo kiện… Đây là những yêu cầu cốt yếu cho mọi nguyên đơn trong các vụ kiện PVTM.

Tuy nhiên, kết quả điều tra về vấn đề này cho thấy có tới 86% số DN cho rằng nếu đi kiện thì mình sẽ gặp khó khăn trong huy động tài chính cho việc này (trong đó 52% cho là khá khó khăn, 34% cho rằng việc huy động này là rất khó khăn). Chỉ có 2% cho rằng chi phí kiện PVTM sẽ không phải vấn đề lớn, 12% cho rằng dù có thể khó khăn nhưng sẽ là không quá lớn.

Liên quan đến khả năng chuẩn bị đội ngũ nhân lực theo kiện, kết quả khảo sát cũng cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Cụ thể, trả lời câu hỏi “Nếu một thời điểm nào đó DN  có ý định đi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, liệu nhân lực của DN có thể đảm nhiệm việc này chưa?”, chỉ 11% DN cho biết cán bộ nhân viên của mình có thể đáp ứng được yêu cầu. 48% cho rằng có thể thực hiện việc này nhưng khó khăn. Và có tới 41% DN trả lời hoàn to
àn không thể.