Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp “ốm yếu”: Lao động mất quyền an sinh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chịu tác động khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đứng bên bờ vực phá sản.

Theo ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chịu tác động khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đứng bên bờ vực phá sản. Chính điều này đã khiến tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội (BHXH) xảy ra, làm ảnh hưởng tới các chế độ an sinh xã hội của người lao động.

Có thể thấy, BHXH vẫn là một trụ cột quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, nhưng mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà nước là xây dựng một hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, không loại trừ và có thể hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người, nhất là người lao động trong các trường hợp rủi ro kinh tế và rủ ro xã hội khác… đang bị thách thức bởi tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài.
Ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Minh Hường
Ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Minh Hường
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Văn Dũng – Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những chia sẻ, về những nguyên nhân cũng như các giải pháp để giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH trong thời gian tới.

- PV: Thưa ông, tình trạng nợ đọng BHXH đang ngày càng phổ biến và đứng trước nguy cơ báo động. Theo ông, vấn đề này có liên quan gì đến sức khỏe của các doanh nghiệp sản xuất?

Tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp đã kéo dài nhiều năm gần đây, nên nguy cơ vỡ quỹ BHXH, xâm hại đến quyền lợi của người lao động. Dù nhiều biện pháp mạnh đã được thực hiện nhưng số nợ đọng BHXH vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng gia tăng.

Hiện nay, vấn đề nợ đọng BHXH đang thu hút sự quan tâm toàn xã hội, vì nó ảnh hưởng đến an sinh xã hội không chỉ đối với chủ doanh nghiệp, mà đối với cả người lao động. 

 chung của nền kinh tế. Theo thống kê của VCCI, trong 9 tháng đầu năm, đã có 53 ngàn doanh nghiệp mới thành lập, nhưng lại có tới 48 ngàn doanh nghiệp đã rời khỏi thị trường. Đây là một con số rất đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập kinh tế, nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố hết sức cần quan tâm. 

Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển, thì mới có tiền trả lương cho người lao động và đóng bảo hiểm được. Thế mới nói, sức khoẻ của doanh nghiệp nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, cũng như người lao động. 

- Vậy theo ông chế tài xử lý nợ đọng BHXH hiện nay đã hợp lý chưa?

Theo tôi, chế tài xử lý tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp hiện nay chưa hợp lý. Bởi, hiện nay, mức phạt hành chính tối đa trong lĩnh vực BHXH là quá thấp so với lãi suất cho vay của ngân hàng, cho nên vẫn không đủ tính răn đe. 

Ngoài ra, trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn phải vay vốn với lãi suất ngân hàng cao, nhiều đơn vị đã có hành động “chây ỳ” chiếm dụng BHXH để sử dụng vào mục đích khác. Đây là một vấn đề khá bức xúc trong xã hội chúng ta.

- Việc doanh nghiệp “trốn” đóng BHXH đang là vấn đề khá bức xúc bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến người lao động, mà ngân sách Nhà nước cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, vấn đề quản lý doanh nghiệp ngay khi mới thành lập, cũng như chăm sóc, theo dõi họ hoạt động của các đơn vị làm ăn ra làm sao, để có thể phát hiện sớm những khó khăn và tìm giải pháp hỗ trợ, thì chúng ta chưa làm được.
Ngoài ra, vấn đề nợ đọng BHXH vẫn chưa có cơ quan nào theo dõi và phát hiện sớm để có biện pháp phòng trừ. Chính vì vậy, một khi các doanh nghiệp đã phá sản thì không có khả năng đóng BHXH.

- Như ông nói thì hiện nay chưa có công cụ nào để hạn chế tình trạng trốn thuế và nợ đọng. Vậy theo ông chúng ta cần giải pháp gì?

Hiện nay quy trình quản lý doanh nghiệp chưa được thống nhất. Ở mỗi địa phương lại giao cho một đơn vị khác nhau quản lý các doanh nghiệp, có nơi thì giao cho Uỷ ban nhân dân, có nơi thì giao cho Sở kế hoạch đầu tư, có nơi thì giao cho Sở thương mại…, thế nên thực trạng để nắm được doanh nghiệp hoạt động chưa chính xác.
 Sức khỏe của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến quyền an sinh xã hội của người lao động. Ảnh minh họa
Sức khỏe của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến quyền an sinh xã hội của người lao động. Ảnh minh họa
Khi chúng ta đã cấp giấy phép hoạt động rồi, thì không có cơ quan quản lý họ hay hỗ trợ họ để tồn tại và phát triển. Cho nên, chúng ta phải áp dụng công nghệ thông tin để mỗi doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc, khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động là tất cả các cơ quan quản lý phải biết, nhất là cơ quan Bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH.

- Trong thời gian tới, cần có giải pháp gì để cải thiện tình trạng này, thưa ông?

Đối với nợ đọng BHXH, BHYT là một vấn đề, được nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển. 

Cùng với đó, phải có chế tài nghiêm khắc đối với doanh nghiệp trốn nợ BHXH. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động, thông qua việc tuyên truyền, để họ nắm được việc tham gia BHXH là đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho chính bản thân họ và có tác động lớn đến kết quả thực thi chính sách pháp luật của doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!