Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đôi bên cùng thiệt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bốn ngày sau khi thông qua các lệnh trừng phạt bổ sung với Nga vì liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, các nước Liên minh châu Âu (EU) mới có thể thống nhất được thời gian áp đặt quyết định này vào ngày 12/9.

Bất chấp sự thúc giục của Đức, lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga đã vấp phải sự trì hoãn của một số quốc gia thành viên EU. Không chỉ vấp phải sự phản đối của những nước có quan hệ mật thiết với Moscow như Italia, Phần Lan, một số quốc gia EU đã và đang lao đao vì đợt trừng phạt Nga hồi tháng 5 như Ba Lan, Hungary… cũng thể hiện một sự miễn cưỡng khi phải thực thi quyết định này. Trên thực tế, ngành kinh doanh nông sản và lương thực EU có thể bị thiệt hại khoảng 16 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị xuất khẩu của khối. Không chỉ có EU, các doanh nghiệp của Mỹ cũng bị thiệt hại nặng. Đơn cử, doanh số của "ông lớn" trong ngành công nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh là McDonald's 8 tháng qua đã giảm 3,7% - mức lớn nhất trong một thập kỷ qua. Tại Nga, một trong 7 thị trường làm ăn phát đạt nhất của McDonald với doanh thu hơn 1,5 tỷ USD hồi năm ngoái, tình hình kinh doanh đã bi đát hơn khi cơ quan kiểm soát ATTP nước này điều tra về hành vi kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Về phía Nga, lệnh cấm nhập thực phẩm trả đũa EU sẽ gây gián đoạn các kênh nhập khẩu thực phẩm bền vững của Nga; đồng thời, đẩy giá nhập khẩu và lạm phát tăng cao. Các đòn trả đũa cũng có thể tác động tiêu cực đến động lực tăng trưởng GDP của Nga do năng suất sản xuất của ngành thực phẩm hiện thấp hơn 4% so với mức trung bình của cả nền kinh tế.

Rõ ràng, những toan tính chính trị của các bên trong ván cờ Ukraine đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy. Không chỉ Nga và EU - hai nhân vật chính trong cuộc chơi trừng phạt - trả đũa trở thành nạn nhân của chính mình, mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.