Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đối mặt với nhiều rủi ro

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ đầu tháng 7 tới nay, nhiều vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra tại hầu hết các lục địa, gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, đồng thời đặt ra câu hỏi về mức độ an toàn của hệ thống giao thông của các nước, vốn luôn được đánh giá cao từ trước đến nay.

Bầu không khí của Ngày Quốc khánh Pháp 14/7 đã nhuốm màu đau thương khi "Kinh đô ánh sáng" xảy ra vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua. Tính đến thời điểm này, đã có 6 người thiệt mạng, hơn 30 người bị thương khi đoàn tàu chở 385 hành khách trật bánh trên đường đi từ ga Austerlitz ở Paris, tới thành phố miền Trung Limoges. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do đường ray có sự cố, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được điều tra kỹ. Mặc dù Tổng thống Francois Hollande đã chỉ đạo 3 cuộc điều tra độc lập, nhưng vẫn không thể xoa dịu được sự giận dữ của dư luận Pháp, nhất là khi xuất hiện tình trạng lợi dụng tình thế khẩn cấp để “hôi của”. Theo đó, một nhóm người đã vờ như cứu hộ nạn nhân rồi trà trộn vào hiện trường để lấy tài sản. Khi bị phát hiện, nhóm người này đã ném đá vào lực lượng an ninh và bỏ chạy. Ngoài ra, nhiều chuyên gia nhận định, việc chính phủ tập trung đầu tư cho hệ thống tàu cao tốc (TGV) mà bỏ bê tu bổ, bảo dưỡng hệ thống đường sắt là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn trên.
 
Đối mặt với nhiều rủi ro - Ảnh 1
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở Pháp ngày 12/7

Trước đó, hôm 7/7, một đoàn tàu chở dầu đã tự động lăn bánh và bị trật đường ray tại thị trấn Lac Megantic, bang Quebec, Canada đã gây ra một vụ nổ lớn, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng, hàng ngàn người phải đi sơ tán. Công tác khắc phục sự cố nhanh chóng được tiến hành nhưng vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất 150 năm qua trong lịch sử Canada đã đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của những người có liên quan. Điều tra ban đầu cho thấy, trưởng tàu đã gài phanh không đúng cách khi cho vào ga sau khi hết ca làm việc, khiến tàu tự lăn xuống đồi, trật bánh rồi gây ra vụ tai nạn trên. Đặc biệt, việc sử dụng tới 72/73 toa của tàu để chở dầu cũng cho thấy mặt trái của quá trình vận chuyển loại nhiên liệu nguy hiểm này. Tranh cãi đã nổ ra giữa các luồng ý kiến kêu gọi đầu tư xây dựng thêm các đường ống dẫn dầu từ bang Alberta (Canada) tới bang North Dakota (Mỹ) đã bị quá tải từ nhiều năm nay, thay vì sử dụng tàu như phương án vận chuyển nhiều rủi ro. Tuy nhiên, việc xây dựng đường ống dẫn dầu tại Bắc Mỹ khá tốn kém và khó khả thi trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn hiện nay.

Tại Nga, ít nhất 80 người bị thương sau khi một tàu chở 618 khách của Nga đi từ Siberia bị trật bánh ở gần Biển Đen hôm 8/7. Theo nhiều chuyên gia, vụ tai nạn xảy ra do hệ thống đường ray bị xuống cấp khi phần lớn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng đã bị “rút ruột”.