Không ngừng nâng cao chất lượng các Kỳ họp
Hoạt động của HĐND các cấp Thành phố Hà Nội đã thể hiện rõ vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, HĐND các cấp đã phát huy tính dân chủ, trách nhiệm, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố, góp phần củng cố niềm tin của cử tri và nhân dân Thủ đô với chính quyền các cấp Thành phố.
Hoạt động của HĐND các cấp Thành phố Hà Nội tập trung vào các nhiệm vụ chính là tổ chức kỳ họp; giám sát, khảo sát giữa hai kỳ họp; tổ chức các phiên giải trình; tiếp xúc cử tri và tiếp công dân; cùng một số hoạt động khác.
Trong đó, kỳ họp là một trong những hoạt động quan trọng của HĐND, do vậy, HĐND các cấp có nhiều cải tiến mới, khoa học, dân chủ; nổi bật là: Thường trực HĐND các cấp chủ động từ rất sớm, phối hợp chặt chẽ với UBND, ủy ban MTTQ cùng cấp trong công tác chuẩn bị kỳ họp. Nội dung các kỳ họp được đề xuất, lựa chọn trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, của mỗi địa phương và những vấn đề đang được nhiều cử tri, Nhân dân Thủ đô quan tâm. Trường hợp nội dung có tính chất quan trọng, nhạy cảm đều được Thường trực HĐND báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tạo được sự đồng thuận khi tiến hành xem xét, quyết định. Thường trực HĐND các cấp phát huy tốt vai trò điều hòa, phối hợp, phân công các Ban thực hiện thẩm tra theo đúng quy trình, quy định, giúp đại biểu HĐND có những nhận định khách quan trước khi quyết nghị tại kỳ họp. Công tác điều hành kỳ họp của Chủ tọa thường xuyên được đổi mới, dân chủ, khơi dậy và phát huy trí tuệ, bản lĩnh của các đại biểu HĐND, đảm bảo đúng luật.
Thứ nhất, về việc ban hành nghị quyết bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, có tỉnh khả thi, để thực hiện tốt công tác này, trong nhiều năm và đến nay, HĐND các cấp bám sát vào các nghị quyết của Trung uơng, chỉ đạo của Thành phố, thông qua hoạt động giám sát chuyên đề chuyên sâu, khảo sát thực tế, kiến nghị của cử tri, yêu cầu từ thực tiễn, đồng thời rà soát các nội dung công việc thuộc thẩm quyền, từ đó làm căn cứ ban hành các nghị quyết về cơ chế, chính sách, tháo gỡ, giải quyết các vấn đề khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước ở cấp mình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc của mỗi địa phương, góp phần vào thành công chung của Thành phổ.
Trong quá trình ban hành Nghị quyết, với mục đích phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đại biểu HĐND khi quyết định thông qua những cơ chế chính sách chung, những vấn đề quan trọng, cấp bách của Thành phố tại kỳ họp, HĐND các cấp tôn trọng và thực hiện đúng các nguyên tắc; trong đó, có nguyên tắc “làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số”. Vì vậy, các Nghị quyết của HĐND các cấp đều được thông qua với tỷ lệ cao. Năm 2019, HĐND cấp Thành phố ban hành 45 Nghị quyết; cấp quận, huyện, thị xã ban hành 102 Nghị quyết; cấp xã, phường, thị trấn ban hành 1.419 Nghị quyết. Các Nghị quyết của HĐND các cấp sau khi ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng, được UBND chỉ đạo ừiển khai kịp thời, kết hợp công tác tuyên truyền, khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, mở ra hướng đi mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thủ đô.
Thứ hai, về công tác giám sát tại các kỳ họp, HĐND các cấp thực hiện giám sát tại kỳ họp dưới hình thức xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo, Tờ trình, dự thảo Nghị quyết, Đe án của UBND trình, các báo cáo công tác của UBND, Thường trực HĐND, các Ban HDNĐ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Để thực hiện tốt việc giám sát dưới hình thức này, HĐND các cấp đều xem xét qua kênh các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND, báo cáo giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND; đối chiếu các quy định của pháp luật để quyết định đưa ra những ý kiến chất lượng, bảo đảm tính thuyết phục cao; khắc phục vướng mắc, hạn chế; góp phần thực hiện quản lý nhà nước của cấp mình, ngành mình và phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Thứ ba, về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, hoạt động chất vấn có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, chất lượng, có tính dân chủ, phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đại biểu tại các phiên chất vấn. Nội dung tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương (Quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; công tác quản lý Nhà nước đối với các trường ngoài công lập; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật...).
Trong đó, tại cấp Thành phố đã có một số đổi mới như: (1) Thường trực HĐND chỉ đạo các Ban phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội đi khảo sát, xây dựng phóng sự về các nội dung dự kiến chất vấn, chiếu phim phóng sự (sử dụng hình ảnh trực quan hon, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm) thay vì đọc báo cáo để có nhiều thời gian hơn cho đại biểu chất vấn. (2) Các phiên chất vấn có sự tham gia của nhiều đại biểu ở các lĩnh vực công tác, tạo nên không khí mới, sôi nổi; số đại biểu không chuyên trách nêu câu hỏi chất vấn, tranh luận chiếm tỷ lệ cao. (3) về đối tượng trả lời chất vấn được mở rộng đến Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã tham gia trả lời. Các ý kiến trả lời đều nêu rõ hơn về nguyên nhân, trách nhiệm, lộ trình giải quyết. (4) Những thông tin được đưa ra thẳng thắn, không né tránh; trên cơ sở đó, lãnh đạo Thành phố tiếp thu, khẳng định lộ trình, giải pháp khắc phục.
Tại cấp huyện, xã, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp HĐND cũng không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hầu hết các kỳ họp HĐND đều có tổ chức phiên chất vấn, nội dung tập trung vào những vấn đề dân sinh bức xúc, vấn đề thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định pháp luật. Các phiên chất vấn ở kỳ họp HĐND cấp huyện và ở nhiều HĐND cấp xã được tổ chức truyền thanh trực tiếp. Việc chuẩn bị, tổ chức, điều hành phiên chất vấn tại các kỳ họp ở HĐND cấp huyện, xã cũng ngày càng bài bản, khoa học và có chất lượng hơn.
Dưới sự điều hành của chủ tọa tại kỳ họp HĐND các cấp, hoạt động chất vấn luôn đảm bảo tính trực tiếp, công khai, khách quan và dân chủ nhất; có hiệu ứng tốt, thu hút cao sự quan tâm ghi nhận của cử ừi, nhân dân theo dõi qua truyền hình trực tiếp, qua đài phát thanh; góp phần nâng cao uy tín của chính quyền các cấp trên địa bàn Thành phố.
Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Kỳ họp thứ 13 - HĐND TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 |
Phát huy tinh thần giám sát đến cùng
Về hoạt động giám sát, khảo sát giữa hai kỳ họp, hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND các cấp ngày càng được tăng cường về số lượng, nội dung tập trung vào các vấn đề bức xúc, được cử tri và nhân dân quan tâm, chú trọng nâng cao về chất lượng. Với phương châm “giám sát đến cùng”, đeo bám đến cùng vấn đề mà mình giám sát, HĐND đã ban hành kế hoạch giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, trong đó ấn định rõ lộ ừình, nội dung, đối tượng, địa điểm, thời gian; không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đơn vị là đối tượng giám sát. Sau mỗi cuộc giám sát, khảo sát, đều có báo cáo, trong đó, tập trung cơ bản hạn chế và kiến nghị các giải pháp gửi cấp ủy, thông báo đến UBND cùng cấp, cấp trên và các cơ quan liên quan; được công khai trên báo giấy, báo mạng để nhân dân biết và tham gia giám sát. Một số địa phương cấp huyện đồng thời với báo cáo kết quả của Đoàn giám sát còn ban hành kết luận giám sát của Thường trực HĐND (Sau phiên họp Thường trực HĐND xem xét báo cáo kết quả giám sát). Năm 2019, kết quả giám sát, tái giám sát, khảo sát chuyên đề: cấp Thành phố tổ chức 77 cuộc; cấp huyện tổ chức 699 cuộc; cấp xã bao gồm cả nhóm đại biểu HĐND cấp xã tổ chức 3.640 cuộc. Đặc biệt, việc theo dõi, giải quyết các kết luận sau giám sát, triển khai tái giám sát từng bước được chú trọng. Khoảng 59% kiến nghị của HĐND đã được UBND Thành phố triển khai có kết quả và hiện hơn 40% kiến nghị đang được triển khai ở các cấp.
Về hoạt động tổ chức các phiên giải trình, đây là một quy định mới tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 được Thường trực HĐND các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện. HĐND các cấp, đặc biệt Thường trực HĐND cấp Thành phố luôn quan tâm chuẩn bị kỹ các công việc (xây dựng kế hoạch, nội dung, đối tượng, cách thức triển khai từng việc,...), làm tốt công tác cung cấp thông tin cho đại biểu, giúp đại biểu HĐND thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân, đảm bảo phiên giải trình diễn ra trên tinh thần xây dựng, sôi nổi, dân chủ. Kết quả sau mỗi phiên giải trình đều có hiệu ứng lan tỏa mạnh đến các cơ sở; những vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân đã được nêu rõ, đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục ngay tại phiên giải trình; qua đó, công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm phục vụ người dân trên địa bàn Thủ đô ngày một tốt hơn. Thành phố và 100% quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tổ chức phiên giải trình; nhiều đơn vị có số phiên giải trình tăng cao, chất lượng được nâng lên. Năm 2019, Thường trực HĐND cấp Thành phố tổ chức 3 phiên giải trình; cấp huyện, quận, thị xã tổ chức 56 phiên giải trình; cấp xã, phường, thị trấn tổ chức 346 phiên giải trình về một số nội dung như: Kết quả thực hiện thông báo kết luận chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND Thành phố khóa XV về công tác quản lý trật tự xây dựng; cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn Thành phố; việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội; thực hiện quy tắc ứng xử; xử lý ô nhiễm môi trường…
Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân
Về công tác tiếp xúc cử tri và tiếp công dân, Thường trực HĐND các cấp đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn và tổ chức để đại biểu HĐND cùng cấp thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp. Thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri được thông báo công khai để cử tri biết và đến dự. Đối tượng, thành phần tham gia tiếp xúc cử tri được mở rộng. Các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri được tổng họp phân loại kịp thời và chuyển đến các cơ quan liên quan trả lời tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp. Một số nội dung nổi cộm đã được lãnh đạo UBND cùng cấp và lãnh đạo Thường trực HĐND có văn bản hoặc tổ chức đoàn giám sát, khảo sát các cơ quan có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền và trả lời cử tri theo từng vấn đề, từng nội dung theo quy định của pháp luật. Trong năm 2019, cấp Thành phố tổ chức 60 cuộc tiếp xúc cử tri; cấp huyện tổ chức 463 cuộc tiếp xúc cử tri, cấp xã tổ chức 4.488 cuộc tiếp xúc cử tri.
Sau mỗi cuộc tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri, rà soát, phân loại theo lĩnh vực gửi đến UBND để có văn bản trả lời cử tri. Các cuộc tiếp xúc cử tri tiếp tục đổi mới. cấp Thành phố thực hiện đổi mới theo hướng tăng số lượng cử tri là người trực tiếp lao động sản xuất, giảm thời gian trình bày báo cáo, tăng thời gian để cử tri phát biểu ý kiến và tăng phần giải trình, trả lời của UBND, các sở, ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan, cấp huyện, xã, tổ chức tiếp xúc cử tri theo lịch cụ thể, diễn ra đồng loạt tại 30 đơn vị trong khoảng thời gian cố định.
Để thực hiện tốt công tác tiếp công dân, theo quy định pháp luật, Thường trực HĐND các cấp đã ban hành quy chế tiếp công dân. Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cấp Thành phố đã thực hiện tiếp công dân theo Tổ đại biểu tại đơn vị bầu cử, đảm bảo sâu sát và gần gũi hơn với cử tri. Thời gian, địa điểm, lịch tiếp công dân của từng đại biểu tại các đơn vị bầu cử được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết công khai tại trụ sở tiếp công dân các quận, huyện, thị xã. Cách thức triển khai của Thành phố cũng đã lan tỏa đến các quận, huyện, thị xã và được triển khai hiệu quả. Trong năm 2019, Thường trực HĐND Thành phố do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND đã tiếp công dân theo vụ việc hằng tháng tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố, với 11 vụ việc khiếu nại, tố cáo có nội dung phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; tiếp nhận, xử lý 1.189 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân bảo đảm quy định. Thường trực HĐND cấp huyện tiếp 689 cuộc tiếp công dân. Tổ đại biểu tiếp 4.576 cuộc tiếp công dân. Thường trực HĐND cấp xã tiếp 16.920 cuộc, đại biểu tiếp 22.172 cuộc.
Thông qua công tác tiếp công dân, đại biểu HĐND các cấp đã tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn công dân thực hiện quyền, lợi ích họp pháp của mình, giải đáp, trả lời các vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm; tiếp thu các kiến nghị, phản ánh chính đáng của cử tri, nhân dân chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐND Thành phố và các Phó Chủ tịch HĐND Thành phố thực hiện tiếp công dân theo vụ việc là khiếu nại, tố cáo điển hình có nội dung phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, ngành chưa được giải quyết trên địa bàn Thành phố. Việc xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của cử ừi được Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND các cấp thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; góp phần làm giảm khiếu kiện, khiếu nại đông người, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn Thành phố.
Về các hoạt động liên quan khác, Đảng đoàn HĐND đã có những chỉ đạo kịp thời HĐND các cấp trong việc thực hiện các hoạt động như giao ban, tổ chức các hội nghị chuyên đề, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho đại biểu HĐND, thực hiện các nhiệm vụ chung của Thành phố hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hoạt động giám sát. Chú trọng công tác phối hợp giữa HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, các Ban Đảng Thành ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố thể hiện như: Đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo điều hành quyết liệt, sâu sát, khoa học, thiết thực và hiệu quả liên quan đến hoạt động HĐND; đã phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đề cao trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu ừách nhiệm đối với lĩnh vực được phân công phụ trách; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời. Quan tâm bảo đảm điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND các cấp.
Bên cạnh đó, HĐND các cấp Thành phố còn tích cực phối hợp với các Đoàn công tác của ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trong giám sát việc chấp hành hiến pháp, pháp luật; tìm hiểu và kiến nghị giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, đồng thời kiến nghị hoàn thiện thể chế.
Nhờ các hoạt động trên, sự phối hợp công tác giữa HĐND các cấp luôn đuợc thông suốt; các vướng mắc khó khăn trong hoạt động, thực hiện các quy định mới về hoạt động của HĐND được giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của toàn thành phố
Trong thời gian tới, để xây dựng, củng cố, kiện toàn HĐND các cấp, phát huy tinh thần dân chủ, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, nhất là tham mưu Thành ủy, cấp ủy các cấp về công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ cấp ủy giữ các chức danh trong HĐND tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, chủ động xin ý kiến những vấn đề quan trọng, có tính nhạy cảm trước khi triển khai thực hiện (bao gồm các công việc thường xuyên và đột xuất) hoặc phát hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Hai là, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của HĐND, cụ thể: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND trong công tác chỉ đạo, điều hành các Ban thực hiện hoạt động thuộc lĩnh vực; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động: Kỳ họp; phiên họp; giám sát, tái giám sát; giải trình; tiếp xúc cử tri; tiếp công dân. Hoạt động giám sát tập trung giám sát chuyên đề chuyên sâu; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND. Củng cố, tăng cường chất lượng đại biểu chuyên trách, nhất là đại biểu chuyên trách ở các Ban HĐND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp xã. Chú trọng kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu HĐND bảo đảm về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng với chính quyền các cấp; giữa HĐND với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; giữa chính quyền địa phương với cơ quan Trung ương; giữa HĐND với ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị trên địa bàn; bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND, phát huy tính thông suốt, hiệu quả và kịp thời trong quá trình giải quyết công việc; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bốn là, quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy HĐND các cấp theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động HĐND. Đồng thời, thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội.
Các đại biểu HĐND Thành phố nhấn nút thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện trên địa bàn TP năm 2020 |
Về thực tiễn, Thành phố Hà Nội hiện nay có tốc độ đô thị hóa nhanh với quy mô lớn, kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội giữa các quận với huyện ngoại thành, giữa khu vực đô thị với nông thôn nhìn chung chưa đồng bộ. Khu vực đô thị hiện có một số vấn đề cấp thiết như: Ùn tắc giao thông, quy hoạch, kiến trúc, ô nhiễm môi trường, quản lý dân cư... chưa được giải quyết kịp thời. Tất cả những vấn đề này tác động trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đô thị, trong khi thẩm quyền và mô hình tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn của Thành phố đang được tổ chức gần như giống nhau. Do vậy, việc xây dựng và tổ chức mô hình quản lý nhà nước phù họp ở đô thị là một đòi hỏi bức thiết và có thể nói đây là một giải pháp cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng bộ máy tinh gọn, thống nhất, xuyên suốt, phù họp đặc điểm tính chất của đô thị; nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng cung ứng dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân được tốt hơn.
Có thể khẳng định, hoạt động của HĐND các cấp Thành phố Hà Nội luôn được triển khai quyết liệt, cách làm bài bản, chuyên nghiệp; khoa học, phát huy dân chủ; mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của toàn Thành phố. HĐND các cấp Thành phố luôn đổi mới và nâng cao chất lượng trong tổ chức các kỳ họp HĐND, kịp thời ban hành các nghị quyết về các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của thực tế phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Hoạt động giám sát, khảo sát tiếp tục triển khai theo hướng chuyên đề chuyên sâu, hướng về cơ sở. Các phiên giải trình của Thường trực HĐND được thực hiện đứng quy định của pháp luật, làm tăng hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Công tác tiếp xúc cử tri được duy trì đúng quy định, là cầu nối giữa cử tri và đại biểu HĐND, nâng cao tính đại diện, dân chủ. Hoạt động tiếp công dân của Thường trực và đại biểu HĐND thực hiện nghiêm túc; nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết dứt điểm, qua đó nâng cao quyền làm chủ của nhân dân. Công tác phối hợp với cấp ủy Đảng, với các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn được duy trì, chặt chẽ, kịp thời, có sự chuyển biến tích cực. Đó chính là cơ sở để HĐND các cấp Thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, góp phần xây dựng, củng cố phát huy dân chủ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong việc xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại.