Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Động lực tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang chậm lại. Kinh tế Việt Nam phát t...

Kinhtedothi - "Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang chậm lại. Kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu theo chiều rộng hơn là chiều sâu, dựa vào nguồn vốn, lao động kỹ năng thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nếu tiếp tục duy trì phương thức phát triển như hiện nay, Việt Nam sẽ có nguy cơ rất lớn bị vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu".

 Đây là cảnh báo của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân năm 2014, do Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội chủ trì khai mạc sáng 28/4.

 Nhìn CPI, lo tổng cầu

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm UBKT đánh giá: Tăng trưởng kinh tế quý I/2014 đã có nhiều dấu hiệu tích cực khi đạt 4,96%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước,  lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhất trong nhiều năm…, tuy nhiên, triển vọng phục hồi chưa rõ nét.
Sản xuất phụ tùng xe máy của doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp  Thăng Long. Ảnh: HOÀI NAM
Sản xuất phụ tùng xe máy của doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Hoài Nam
Bình luận việc GDP quý sau cao hơn quý trước, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, thành tích này luôn được nhấn mạnh trong các bản tổng kết cuối năm để gây ấn tượng về sự chuyển biến tích cực, tạo niềm tin cho khả năng thoát đáy và phục hồi tăng trưởng. Song, từ một góc nhìn khác, bức tranh kinh tế lại "không tươi hồng như vậy". Phân tích rõ hơn, ông Thiên cho biết, trong 3 năm,
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân năm 2014 được UBKT của Quốc hội tổ chức trong 2 ngày 28, 29/4 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo Ban Tổ chức, chủ đề của Diễn đàn lần này là "Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế" được đưa ra trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng.
tốc độ tăng trưởng GDP đều liên tục cải thiện theo từng quý, nhưng mức tăng trưởng bình quân đã xuống thấp nhất trong 13 năm trở lại đây, cho thấy sự vươn lên trong mỗi năm qua chỉ là kết quả của những nỗ lực ngắn hạn. Nền kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng bị trồi sụt tăng trưởng và bất ổn.

Cũng chung lo ngại cho "sức khỏe" của nền kinh tế, các chuyên gia phân tích, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 0,88% của tháng 4 năm nay được cho là thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,32% của tháng 4/2011 và thấp đáng kể so với mức tăng 2,41% của tháng 4/2013 hay mức tăng 2,6% của tháng 4/2012... Đánh giá một cách công bằng, lạm phát thấp là chuyện đáng mừng đối với nền kinh tế, giá cả ổn định sẽ đẩy sức mua lên cao. Nhưng thực ra, đó là câu chuyện mang tính lý thuyết nhiều hơn. Khi số liệu kinh tế tháng 3 cho thấy, CPI giảm 0,44%, Chính phủ đã thống nhất quan điểm rằng, giá cả thấp không chỉ là do tổng cầu yếu mà yếu tố quan trọng là, sức mua của nền kinh tế chưa có dấu hiệu cải thiện.

Đẩy mạnh cải cách thể chế

Các chuyên gia cho rằng, khả năng tăng trưởng GDP năm 2014 chỉ 5,7% và tỷ lệ lạm phát là 6,9%. Kết quả này cũng tương đồng với dự báo của UBKT mới đây khi nhận định, tăng trưởng năm 2014 khó đạt mục tiêu đề ra. Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế, các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp gỡ các nút thắt thể chế hiện nay, tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế.

TS Trần Đình Thiên cho rằng, điểm nút quan trọng nhất vẫn là nợ xấu và nợ công, bởi nó gắn với lưu thông vốn cho nền kinh tế.  "Nếu chưa hoàn thành tái cơ cấu thì không thể xoay chuyển tình hình, tốc độ tăng trưởng có được cải thiện bằng việc ưu tiên đổ vào đó các nguồn lực thì về bản chất vẫn diễn ra theo mô hình tăng trưởng cũ" - ông Thiên nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi: Vậy vấn đề cần ưu tiên số một hiện nay trong cải cách thể chế là gì? TS Trần Du Lịch - Ủy viên UBKT khẳng định, đó là cải cách triệt để tài chính công và hành chính công. Và cơ hội này ở rất gần khi hàng loạt dự án luật đang được sửa đổi như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư… Các dự án Luật Đầu tư công, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư và Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cũng đang trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện.

Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chậm được cải thiện, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang chậm lại do động lực mà những cải cách trước đây tạo ra không còn đủ mạnh để thúc đẩy, đây cũng là lý do để vấn đề cải cách thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế là nội dung được thảo luận xuyên suốt trong Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014.