Hội thảo lần này vẫn do Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) chủ trì, với sự phối hợp của Hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Chung Ang, dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Văn phòng Khoa học Công nghệ tại Hàn Quốc - Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tham dự hội thảo, về phía đại diện đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có Ông Trần Anh Vũ, Tham tán đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, về phía Đảng ủy có bà Lê Thùy Trang, Phó bí thư Đảng ủy, ngoài ra còn có Phó chủ tịch trường đại học Chung Ang Hong Sun Ryou, đại diện hội người Việt tại Hàn Quốc, Chủ tich VSAK Nguyễn Ngọc Hoàn, hai giáo sư đầu ngành của Việt Nam và Hàn Quốc cùng hơn 300 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc. Phát biểu tại buổi lễ khai mạc hội thảo, bà Hà Thị Lâm Hồng vụ phó vụ hợp tác quốc tế đại diện của Bộ Khoa Học và Công Nghệ “Hội thảo khoa hoc ngày hôm nay các nghiên cứu sinh đã chọn được các chủ đề, các lĩnh vực nghiên cứu đang được Việt Nam, Hàn Quốc và các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Hội thảo chia thành 9 chuyên đề thảo luận, gồm: Khoa học sống; Y-Sinh học; Hóa học; Xây dựng & môi trường; CNTT, điện tử viễn thông; Cơ khí & Khoa học Vật liệu; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Kinh tế & Quản lý; Biển Đông, Luật hàng hải, Công ước; Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu. Kể từ khi Luật khoa học công nghệ năm 2013 được ban hành, nó chính là đột phá đối với cả các ngành khoa học công nghệ. Với vai trò là cơ quan quản lý và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công Nghệ sẽ hỗ trợ tối đa cho các nhà khoa học trẻ trong việc nghiên cứu cũng như việc đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tế.
Tại Hội thảo, ông Trần Anh Vũ đại diện đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc chia sẻ “Hội thảo lần này đã được ban tổ chức chuẩn bị bài bản, nó được thể hiện rõ thông qua số lượng sinh viên đăng ký tham dự và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các nghiên cứu sinh. Tôi cho rằng những buổi hội thảo như thế này sẽ là một môi trường rất tốt cho giới nghiên cứu sinh và du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc có thể cập nhật được những thông tin mới nhất về chính sách phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam.
Trong gần 70 công trình nghiên cứu của các sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, tiến sĩ thuộc các trường Đại học trên toàn Hàn Quốc gửi tới hội thảo, có nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị đối với Việt Nam và Hàn Quốc như chẳng hạn như phát hiện và xác định nhiều bệnh dựa trên đặc trưng miễn dịch, tổng hợp vật liệu nano lai cũng như thiết kế và điền khiển Robot. Điểm khác biệt của hội thảo lần này so với 2 kỳ hội thảo trước là 2 bài báo cáo chủ đạo chính từ GS. Chinho Park tại Đại học Yeungnam và GS. Nguyễn Văn Thịnh tại Đại học quốc gia Seoul và buổi chia sẽ mở về kinh nghiệm nghiên cứu và học thuật từ những tiến sĩ danh tiếng đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu. Với một thông điệp sâu sắc là đem lại lợi ích cho sức khỏe con người, khí hậu và phát triển nền kinh tế bền vững. Tôi được biết thời gian qua, giới sinh viên nghiên cứu sinh đã có rất nhiều nỗ lực đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ví dụ như tham gia vào hoạt động triển khai việc gây quỹ, cung cấp các máy lọc độ ẩm không khí, dàn rau tưới tiêu tự động cho bộ đội ở Trường Sa. Tôi mong muốn trong thời gian tới, cộng đồng nghiên cứu sinh cũng như du học sinh Việt Nam đang theo học tại Hàn Quốc sẽ có những nghiên xuất sắc hơn nữa đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước trong tương lai. Ngoài ra nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, nghiên cứu sinh, chính phủ đã và đang tiếp tục cải thiện môi trường khoa học công nghệ bằng việc thông qua nghị quyết 20 về phát triển khoa học công nghệ, đó là 1 chủ trương chính sách rất kịp thời tạo ra một môi trường phát triển khoa học công nghệ. Hiện tại Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác và thành lập Viện khoa học Việt Nam & Hàn Quốc(VKIS), tôi tin rằng đây là môi trường rất tốt để du học sinh, nghiên cứu sinh khi tốt nghiệp trở về nước sẽ có những cơ hội để làm việc tại đây. Tôi mong nghiên cứu sinh và du học sinh sẽ tự mình cập nhật các chính sách về khoa học công nghệ tại việt nam để có những để tài nghiên cứu thiết thực, thực tế.
Bà Lê Thùy Trang - Phó Bí thư đảng ủy Việt Nam tại Hàn Quốc bày tỏ hy vọng thông qua các buổi Hội thảo khoa học như thế này sẽ có nhiều những nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, đóng góp cho nền khoa học công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong nước.
Là một trong những thành viên tích cực tham gia vào công tác tổ chức của Hội thảo lần này, anh Phạm Hải Chiến, Phó chủ tịch thường trực VSAK 2015 - 2017 chia sẻ “Thông qua hội thảo, các nhà khoa học Việt Nam tại Hàn Quốc trình bày các nghiên cứu mới của mình, đây cũng chính là nơi để gặp gỡ giao lưu, học hỏi và trao đổi kiến thức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học – kĩ thuật Việt Nam trong thời kì hội nhập và đổi mới. Hội thảo lần này đã diễn ra chín phiên thảo luận, tất cả các phiên thảo luận đều có sự tham gia viết bài cũng như là trình bày. Các bài thuyết trình của hai giáo sư đầu nghành và các nghiên cứu sinh được chuẩn bị công phu, bài bản và được thể hiện một cách sinh động, sôi nổi. Tôi cho rằng đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của hội thảo lần này. Ngoài ra, các bài nghiên cứu đã phản ánh chân thực về các vấn đề nổi cộm, có tính xây dựng và mang tứng ứng dụng cao trong thực tế. Ngoài ra, cùng với chuyên đề thảo luận riêng về Biển Đông, cuộc triển lãm tranh về Biển Đông cũng đã diễn ra ở tiền sảnh trưng bày những bức tranh về chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, chuyên đề về biển Đông tại ACVYS 2016 do đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc chủ trì sẽ đóng góp nhiều bài tham luận có ý nghĩa. Hoạt động thảo luận và trưng bày liên quan đến biển đảo Việt Nam đã cung cấp những cái nhìn chân thực về tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay, qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc về chủ quyền biển đảo, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.