Theo phản ánh của nhiều cư dân, trong hành trình bầu BQT, khi được hỏi về quỹ bảo trì, chủ đầu tư đều “giấu nhẹm”. Hoặc trả lời chung chung “quỹ 2% được một pháp nhân đứng tên quản lý”. Hành vi này vi phạm điều khoản gì?- Hành vi của chủ đầu tư khi giao quỹ bảo trì 2% cho một pháp nhân, đồng thời không thông báo rộng rãi tới các chủ sở hữu nhà chung cư đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2016/TT-BXD về lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2016/TT-BXD với nhà chung cư có mục đích để ở, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại, chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là đồng chủ tài khoản, gồm 1 thành viên BQT là đại diện chủ sở hữu khu căn hộ và 1 thành viên BQT là đại diện chủ sở hữu khu văn phòng, dịch vụ, thương mại. Đồng thời phải thông báo rộng rãi tới tất cả các chủ sở hữu về thông tin tài khoản và không được thay đổi.Đặt ra vấn đề khi xảy ra rủi ro về kinh phí bảo trì khi cá nhân/pháp nhân kia bỏ trốn thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Và với việc không công khai thông tin số tài khoản và các khoản thu - chi, chủ đầu tư đang thể hiện sự thiếu minh bạch, mập mờ trong tài chính và trái với quy định pháp luật về quản lý quỹ bảo trì. Trường hợp này, người dân có thể khởi kiện để đòi tài sản của mình là kinh phí bảo trì chung của tòa nhà.Trách nhiệm của UBND phường đến đâu nếu chủ đầu tư liên tục không hợp tác cung cấp tài liệu, hồ sơ để phường đứng ra tổ chức hội nghị chung cư lần 3 người dân?- Như quy định điểm b, khoản 5 Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư khi “Chủ đầu tư đã tổ chức để họp hội nghị nhà chung cư nhưng không có đủ số người tham dự hội nghị theo quy định tại Khoản 2 Điều này và chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị UBND cấp phường tổ chức hội nghị”.Do đó, UBND phường sở tại trên cơ sở đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ có quyền trực tiếp đứng ra tổ chức hội nghị nhà chung cư. Kết quả của hội nghị nhà chung cư lần đầu do UBND cấp phường tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do chủ đầu tư tổ chức.Vậy trường hợp BQT sau khi hình thành chính thức “rút ruột” phí bảo trì, cư dân muốn bãi nhiệm thì sao, thưa ông?- Nghị định 139/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2017 đã nêu ra chế tài trong hoạt động của BQT. Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 66 của nghị định này, quy định phạt tiền 50 - 60 triệu đồng khi BQT chung cư quản lý, sử dụng phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung; tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư…Tuy nhiên, BQT chung cư không được tự ý bãi miễn hoặc bổ sung thành viên mới mà phải do hội nghị nhà chung cư quyết định. Do đó, cư dân có thể đồng loạt kí tên trong đơn gửi lên chính quyền địa phương để đứng ra phân xử khi nhận thấy sự khuất tất. Lúc này đơn phường và quận sở tại sẽ có trách nhiệm yêu cầu BQT thực hiện và đã phối hợp cùng cư dân. Cụ thể, làm giấy mời tham dự hội nghị nhà chung cư. Cuộc họp này sẽ được tổ chức công khai, minh bạch. Nội dung cuộc họp là lấy ý kiến cư dân về sự tín nhiệm đối với BQT bằng cách bỏ phiếu. Yêu cầu BQT cung cấp hóa đơn, chứng từ thu – chi quỹ 2% trong thời gian nhiệm kỳ. Sau khi có kết quả, trên cơ sở kết quả đó sẽ hướng dẫn bà con việc bầu hay bãi nhiệm BQT sau đó.Xin cảm ơn ông!