Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đừng mãi làm vua trong bóng tối

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2009 kết thúc, gạo Việt Nam xuất khẩu đã đạt mức kỷ lục 6,2 triệu tấn. Đây là con số cao nhất trong 20 năm xuất khẩu gạo của Việt Nam.

KTĐT - Năm 2009 kết thúc, gạo Việt Nam xuất khẩu đã đạt mức kỷ lục 6,2 triệu tấn. Đây là con số cao nhất trong 20 năm xuất khẩu gạo của  Việt Nam.

Điều có ý nghĩa hơn là kỷ lục xuất khẩu gạo ấy của Việt Nam lại được lập nên trong một năm kinh tế thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng lớn nhất mọi thời đại.

Năm 2010, xu thế lại rất có lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo khi mà nhu cầu lương thực trên thế giới tăng vọt. Ấn  Độ- nước đã hơn 20 năm là quốc gia xuất khẩu gạo giờ lại có nhu cầu rất cao về lương thực và sẽ phải nhập tới 3 triệu tấn gạo trong năm 2010. Rồi  Philipin cũng có nhuc ầu nhập từ 2,5 đến 3 triệu tấn gạo trong năm 2010. Ngay từ tháng 12- 2009, Philipin đã mở 3 đợt đấu thầu nhập khẩu tới 1,8 triệu tấn và trong cả 3 đợt đấu thầu nhập khẩu tới 1,8 triệu tấn và trong cả 3 đợt đó doanh nghiệp Việt Nam đều trúng thầu. Hơn thế, giá gạo của Việt Nam đang ở mức cao (tất nhiên so với giá đã bán cách đây 2-3 tháng), có lô trúng thầu tới 650USSD/ tấn. Năm 2009, gạo Việt Nam không chỉ quẩn qanh ở thị trường Châu Á mà đã sang cả Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông. Tại Châu Phi, Việt Nam đã bán được gần 2 triệu tấn, chiếm gần 1/3 lượng gạo xuất khẩu. Đặc biệt, gạo có phẩm chất cao như loại 5% tấn, gạo thơm Jasmine đã được nhiều thị trường đón nhận hào hứng. Điều này cho thấy, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vẫn giữ được ngôi vị của mình và đang có bước điều chỉnh nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, từ chỗ độc chiếm thị trường phẩm cấp thấp tiến tới giành giật thị trường gạo chất lượng cao với các nước khác. Nhu cầu thế giới về lương thực đang tăng và rất thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, gạo Việt Nam vẫn chưa tạo ra dấu ấn riêng cho mình trên thị trường thế giới. Mặc dù ở ngôi vị cao trong làng xuất khẩu nhưng chưa có một thương hiệu nào cho gạo xuất khẩu của Việt Nam được thế giới biết đến. Muốn cho gạo Việt Nam vững bước vào các siêu thị của thế giới, các doanh nghiệp Việt phải xây dựng thương hiệu riêng cho mình, tổ chức tốt công tác maketting cho gạo mang thương hiệu Việt. Trước mắt và cần thiết nhất đối với các loại gạo có phẩm chất cao. Khi gạo Việt Nam đến được với nhiều thị trường lớn thì đó chính là một thuận lợi lớn cho công tác định vị thương hiệu gạo Việt Nam.

Và khi dã có thương hiệu thì gắn liền với đó là giá cả. Có một câu chuyện liên quan đến thương hiệu được rất nhiều người biết đến là một lần lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đến thăm Thẩm Quyến. Ông ta thăm các nhà máy giày thể thao nơi đang gia công cho các hàng Nike, Adidas... Khi được biết, lợi nhuận từ mỗi đôi giày chỉ 1-2 USD, ông Đặng hiểu ngay đó chính là giá trị của thương hiệu và ông đã chỉ thị các doanh nghiệp Trung Quốc phải xây dựng thương hiệu của chính mình. Ngày nay, không ít thương hiệu giày và đồ dùng thế thao của Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới mà điều đó bắt đầu từ tư duy của Đặng Tiểu Bình.

Kể lại câu chuyện này, chúng tôi hy vọng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nuôi dưỡng một ý chí vượt lên lâu dài, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt chứ đừng chỉ chăm chăm làm từng thương vụ mua gạo giá rẻ của nông dân rồi giá nào cũng bán miễn có lãi chút đỉnh. Làm như thế thì Việt Nam dù có bán 10 triệu tấn gạo, có lên ngôi vị vua gạo cũng chỉ là vị vua trong bóng tối mà thôi.