Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Em bé chào đời với những mạch máu "lạc đường" tới trái tim

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tưởng chừng Samaa sẽ sớm phải lìa xa thế giới, nhưng bằng tài năng và ý tưởng táo bạo, các bác sĩ bệnh viện Great Ormond đã làm nên điều kỳ diệu.

KTĐT - Tưởng chừng Samaa sẽ sớm phải lìa xa thế giới, nhưng bằng tài năng và ý tưởng táo bạo, các bác sĩ bệnh viện Great Ormond đã làm nên điều kỳ diệu.

Samaa Zohir, một em bé 6 tháng tuổi ở Finchley (bắc London, Anh) chào đời với những mạch máu "lạc đường" tới trái tim.
 
Tưởng chừng Samaa sẽ sớm phải lìa xa thế giới, nhưng bằng tài năng và ý tưởng táo bạo, các bác sĩ bệnh viện Great Ormond đã làm nên điều kỳ diệu.

Trái tim… 18oC

Cặp vợ chồng Roosina Admed, 30 tuổi và Zohir Uddin, 32 tuổi, hưởng niềm hạnh phúc làm cha mẹ chưa được bao lâu thì phát hiện bé Samaa Zohir lâm trọng bệnh. Thấy con gái luôn mệt mỏi, khó chăm, chị Admed đưa bé đi khám.
 
Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán bé có vấn đề về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mọi việc không tiến triển tốt hơn, vợ chồng chị Admed biết được sự thật đau xót: Samaa mắc chứng bệnh mà chưa đến 40 trẻ em tại nước Anh gặp phải mỗi năm.
 
Các mạch máu của Samaa lẽ ra mang máu đã được oxy hóa từ phổi tới phần bên trái của quả tim, thì lại kết nối với bên phải. Bác sĩ cho biết, sẽ rất nguy kịch nếu bệnh nhân không được phẫu thuật. Và kể cả khi phẫu thuật, vẫn tồn tại những rủi ro lớn.

Sau khi xem xét tình trạng của bé Samaa, ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Đa khoa Great Ormond (London, Anh) quyết định “đóng băng” bệnh nhân trong vòng hơn 20 phút để can thiệp vào hệ tuần hoàn, sửa lại đường đi của mạch máu tới trái tim bé. Kỹ thuật “chết giả” được áp dụng để có đủ thời gian cho một ca mổ phức tạp.

Các bác sĩ đặt những túi đá lạnh vòng quanh đầu bé Samaa và làm lạnh máu bệnh nhân từ 37 xuống 180C, sử dụng một máy nối tim- phổi. Sau đó, họ cho tim bệnh nhân dừng hoạt động bằng cách tiêm thuốc và tắt máy tim- phổi. Có nghĩa là, tại thời điểm đó, Samaa đã chết lâm sàng, toàn bộ cơ thể gần như không có máu.

Tại phòng mổ của bệnh viện Great Ormond, bác sĩ chuyên khoa tim mạch Tain-Yen Hsia và các đồng nghiệp cũng phải chạy đua với thời gian để giành giật sự sống cho bé Samaa. Thời gian tối đa là 50 phút trước khi tim phải được “kích hoạt” trở lại để tránh tổn hại đến não và các cơ quan trong cơ thể.

Và cuối cùng, mọi nỗ lực cũng được đền đáp. Các bác sĩ đã sắp xếp lại thành công những mạch máu bị “lạc đường” và đưa bé Samaa trở về với sự sống sau 23 phút “chết giả”. Máy nối tim-phổi được bật trở lại để bơm máu nóng và đưa nhiệt độ cơ thể về ngưỡng 370C. Quả tim của Samaa cũng tự đập trở lại.

Hạnh phúc của người mẹ

Sau 18 đêm ở bệnh viện, bé Samaa được trở về nhà và hồi phục hoàn toàn sau 5 tháng. Dấu hiệu còn lại duy nhất của ca mổ đặc biệt ấy chỉ là vết sẹo trên ngực bé. Nhìn vẻ tươi tỉnh, khỏe mạnh của Samaa lúc này, không ai ngờ được rằng đã có lúc bé “chết” và trong người hầu như không còn máu chảy.

Chị Roosina Ahmed xúc động khi nhớ lại thời khắc thập tử nhất sinh của con mình: “Khi Samaa lần đầu tiên mở mắt sau ca phẫu thuật, tôi không thể tả nổi cảm giác của mình vì biết con đã sống trở lại. Sau hơn 20 phút trên bàn mổ, cơ thể bé lạnh băng, không có dấu hiệu của người đang sống, vậy mà các bác sĩ đã đem được bé về với chúng tôi”.

“Quả là kỳ diệu! Từ một em bé chỉ khóc thôi cũng là việc khó khăn, con tôi giờ đây đã khỏe mạnh, đáng yêu, háu ăn và háo hức với đống đồ chơi của mình. Chúng tôi đã rất sợ hãi khi các bác sĩ nói về phương án phẫu thuật. 4 ngày sau, họ tiến hành mổ. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh và diệu kỳ. 2 ngày sau, Samaa đã có thể mở mắt nhìn thấy mẹ đang mỉm cười với nó”, Roosina nói.

Bác sĩ phẫu thuật Tain-Yen Hsia cho biết, cách duy nhất để làm lạnh cơ thể là dừng hoạt động của hệ tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái giảm nhiệt sâu. Nó giống như là thả đứa bé vào một thùng đầy đá vậy. Khi tim dừng hoạt động, bệnh nhân ở trạng thái chết lâm sàng và cần tiến hành phẫu thuật ngay. Không có chỗ cho một sai sót nào dù nhỏ nhất.

Việt Nguyễn (