Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

EU gia hạn cho thâm hụt ngân sách

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo như những gì đã đạt được tại hội nghị bộ trưởng các nước thuộc Eurozone, nước Pháp muộn nhất là đến năm 2013 phải đạt được những tiêu chuẩn về vấn đề thâm hụt ngân sách.

KTĐT - Theo như những gì đã đạt được tại hội nghị bộ trưởng các nước thuộc Eurozone, nước Pháp muộn nhất là đến năm 2013 phải đạt được những tiêu chuẩn về vấn đề thâm hụt ngân sách.

THX tại Brussels hôm 01/12 cho biết, hội nghị bộ trưởng tài chính các nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hôm qua đã diễn ra. Phiên họp xoay quanh vấn đề thiết lập hạn chót về con số tâm hụt ngân sách của các nước thành viên Vấn đề này được đánh giá là phương thức quan trọng mà các nước thành viên trong khu vực muốn sử dụng để kiểm soát sự gia tăng của thâm hụt ngân sách.

Theo như quy định của “hiệp ước ổn định và tăng trưởng kinh tế” của Liên minh châu Âu, con số thâm hụt ngân sách của các nước thành viên không được phép vượt quá 3% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước đó.

Theo như những gì đã đạt được tại hội nghị bộ trưởng các nước thuộc Eurozone, nước Pháp muộn nhất là đến năm 2013 phải đạt được những tiêu chuẩn về vấn đề thâm hụt ngân sách, điều đó có nghĩa là hàng năm con số thâm hụt ngân sách của Pháp phải giảm đi 1% điểm trong tổng thu nhập quốc nội. Tây Ban Nha cũng  phải đạt được mục tiêu này khi đến  năm 2013 trong khi đó Ireland phải nỗ lực nhiều hơn trong việc đạt được những tiêu chuẩn này vào năm 2014 .

Ngoài ra, Đức, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Slovakia và Slovenia cũng phải đưa ra tiêu chuẩn này vào năm 2013, điều đó có nghĩa là các quốc gia hàng này năm phải giảm thâm hụt ngân sách là 0,5% điểm so với con số GDP. Italia và Bỉ được yêu cầu là vào năm 2012 phải đưa ra những tiêu chuẩn riêng về con số thâm hụt ngân sách, để thâm hụt ngân sách  của hai quốc gia nàyhàng năm  phải giảm ít nhất là 0,5 phần trăm điểm so với con số GDP.

Hội nghị lần này cũng bày tỏ sự lo ngại về con số thâm hụt ngân sách quá lớn của Hy Lạp, đồng thời cũng lên tiếng kêu gọi Chính phủ Hy Lạp nhanh chóng áp dụng các biện pháp như trưng thu thuế cũng như cải thiện thị trường tài chính, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Được biết, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong năm nay chiếm 12,5% trong tổng thu nhập quốc nội.

Ủy ban châu Âu còn dự đoán rằng, năm 2009, thâm hụt ngân sách của các nước thành viên sẽ chiếm tỷ trọng 6,4% của GDP, nợ cộng chiếm 78,2% trong tổng GDP.