Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 42.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 42.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 42.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.700 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2023 tăng 59 USD/tấn ở mức 2.053 USD/tấn, giao tháng 5/2023 tăng 56 USD/tấn ở mức 2.016 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 tăng 2,75 cent/lb, ở mức 169,9 cent/lb, giao tháng 5/2023 tăng 2,75 cent/lb, ở mức 170,05 cent/lb.
Kết thúc tuần giao dịch, cà phê trên cả 2 sàn có tiếp phiên tăng điểm ấn tượng sau báo cáo GDP quý IV tăng hơn mức dự kiến làm giảm tâm lý lo ngại nền kinh tế Mỹ suy thoái.
Kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất USD ở mức thấp nhất tại phiên họp điều hành vào giữa tuần tới đã thúc đẩy hầu hết giá cả hàng hóa quay trở lại xu hướng tăng. Phiên cuối tuần còn được hỗ trợ bởi báo cáo Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ giảm từ 4,7% xuống 4,4%.
Ngoài ra, tồn kho trên sàn London thấp kỷ lục tính từ năm 2016 tiếp tục giúp Robusta duy trì chuỗi tăng ấn tượng. Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận giảm xuống 62.520 tấn, tính đến ngày 25/1.
Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 1/2023 đạt 91.952 tấn (khoảng 1,52 triệu bao), tăng 21,09% so với cùng kỳ năm trước, do đó, lũy kế khối lượng xuất khẩu 3,5 tháng kể từ đầu niên vụ cà phê hiện tại 2022/2023 đạt tổng cộng 528.090 tấn (khoảng 8,80 triệu bao), tăng 36,34% so với cùng kỳ niên vụ trước. Như vậy nguồn cung thị trường đang bị thiếu hụt, cà phê vụ mới của Việt Nam đã phải tăng cường xuất khẩu.
Những năm gần đây, cà phê Robusta chất lượng cao của Việt Nam bắt đầu được thị trường cà phê toàn cầu chú ý nhờ hương vị đặc biệt của nó, nhất là dòng sản phẩm Fine Robusta. Việt Nam hiện cũng đã có đủ điều kiện để phát triển các dòng cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, với các vùng trồng cực kỳ đa dạng từ Đồng Nai trải dài ra đến Sơn La.
Cùng với đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên về giống cực kỳ phong phú, đặc biệt giống cà phê Robusta trồng ở Việt Nam có từ Uganda, Congo (Trung Phi) với chất lượng cao, được các nhà khoa học thế giới thừa nhận. Đây chính là tiền đề quan trọng nhất trong phát triển cà phê đặc sản, đó là phải có cái đa dạng, cái mới, cái khác biệt.