Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 6/1: Tiếp tục diễn biến trái chiều, các yếu tố dẫn dắt xu hướng giá thời gian tới

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 6/1 trong khoảng 40.200 - 41.100 đồng/kg. Thị trường cà phê thế giới tiếp tục thể hiện diễn biến trái chiều. Giá cà phê Robusta sụt giảm do đầu cơ đã mua ròng quá mức.

Giá cà phê hôm nay 6/1: Tiếp tục diễn biến trái chiều, các yếu tố dẫn dắt xu hướng giá thời gian tới
Giá cà phê hôm nay 6/1: Tiếp tục diễn biến trái chiều, các yếu tố dẫn dắt xu hướng giá thời gian tới

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tiếp tục giảm so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 28 USD/tấn ở mức 2.321 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.270 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giữ nguyên ở mức 231,75 cent/lb, giao tháng 5/2022 đi ngang ở mức 231,8 cent/lb.

Thị trường cà phê thế giới tiếp tục thể hiện diễn biến trái chiều. Giá cà phê Robusta sụt giảm do đầu cơ đã mua ròng quá mức, trong khi lượng hàng khá lớn từ Indonesia và Brazil theo phương thức vận tải cũ “không container” đang trên đường đến châu Âu cũng khiến đầu cơ cần cân đối, điều chỉnh vị thế hiện đang nắm giữ.

Cà phê Robusta vụ mới ở Việt Nam đã được đưa ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, thương mại có dấu hiệu nhỏ giọt. Theo các đại lý thu mua ở địa phương, nông dân cà phê tỏ ra không mặn mà bán ra khi bị áp giá trừ lùi ở mức “quá cao”. Mặt khác, áp lực vụ mới từ Brazil, sau đó là Indonesia cũng gia tăng áp lực bán trên sàn London.

Còn với Arabica, vẫn được hỗ trợ tích cực từ báo cáo xuất khẩu tháng 12/2021 sụt giảm của Brazil. Phiên vừa qua, thị trường chứng khoán New York giảm điểm đã đẩy dòng vốn sang các loại hàng hóa, cà phê Arabica cũng hưởng lợi 1 phần và duy trì được mức giá hiện tại.

Giá cà phê Arabica có độ nhạy so với diễn biến thời tiết và sản lượng sản xuất hơn so với Robusta. Giá Arabica thường tăng/giảm đón đầu khi có các thông tin ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản xuất của mùa vụ tiếp theo, và thời gian đón đầu có thể từ 4-8 tháng. Việc ký hợp đồng mua bán giữa các đối tác thương mại đối với khối lượng cà phê của mùa vụ cũng thường hoàn thành 80% trước khi mùa vụ thu hoạch cà phê bắt đầu. Do đó, giá Arabica có sự tương quan nghịch cao đối với sản lượng sản xuất của mùa vụ tiếp theo.

Ngoài yếu tố sản lượng, giá Arabica còn liên quan tới diễn biến sức mạnh đồng real của Brazil so với sức mạnh đồng USD. Trong khi đó, đồng USD vẫn đang trong xu hướng tăng giá khi Fed tiến dần tới thời điểm tăng lãi suất điều hành trong năm 2022. Như vậy, yếu tố tỷ giá cũng gây áp lực lên giá cà phê Arabica trong thời gian tới.

Trong khi đó, giá cà phê Robusta có đặc điểm tương quan nghịch cao đối với sản lượng sản xuất của loại cà phê này. Sản lượng vụ 2021 - 2022 theo dự báo tăng so với vụ trước. Tuy nhiên, do hoạt động thu hoạch cà phê ở Việt Nam (quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất) bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh tại các tỉnh vùng trồng cà phê, cũng như tại TP Hồ Chí Minh (cửa ngõ xuất khẩu cà phê ra thế giới), nên giá cả tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Chỉ khi nào tình hình dịch bệnh không còn gây cản trở nguồn cung, khi đó giá cũng sẽ giảm nhanh tương tự như khi tăng giá.