Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 2 xu Mỹ, xuống 52,12 USD/thùng. Trong phiên ngày 27/9, giá dầu hợp đồng này đã tăng 26 xu Mỹ, tương đương 0,5%, lên 52,14 USD nhưng vẫn dưới mức cao trong 5 tháng.
Dầu thô Brent cũng mất 17 xu Mỹ, hay 0,3%, xuống 57,73 USD/thùng, giảm tiếp từ mức đỉnh trong hơn 2 năm, xuống còn 59,49 USD/thùng sau khi giảm gần 1% trong phiên trước.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,8 triệu thùng trong tuần trước so với dự báo tăng 3,4 triệu thùng. Tồn kho giảm đã cung cấp một số hỗ trợ cho giá dầu do các nhà máy lọc dầu trở lại hoạt động sau bão Harvey trong tháng trước.
Một lý do khiến giá dầu suy yếu là sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên 9,55 triệu thùng/ngày trong tuần trước, cao hơn so với trước khi bão Harvey đổ bộ vào bờ biển vùng vịnh Mỹ.
Thống kê cho thấy sản lượng “vàng đen” tại Mỹ đã tăng lên 9,55 triệu thùng/ngày trong tuần trước, cao hơn cả thời điểm trước khi cơn bão Harvey đổ bộ.
Chênh lệch của dầu Brent kỳ hạn với dầu WTI lên mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Dầu thô của Mỹ đã trở nên tương đối cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài và xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 1,5 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực của Nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất chủ chốt khác để thúc đẩy giá thông qua hạn chế nguồn cung, do mỗi lần tăng giá WTI lại khuyến khích Mỹ sản xuất thêm.
Tuy nhiên, Ben Le Brun, nhà phân tích thị trường của OptionXpress tại Sydney , cho rằng về dài hạn, giá dầu vẫn nhận được sự hỗ trợ tích cực do triển vọng nhu cầu dầu đang tiếp tục tăng lên.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2017 sẽ tăng lên mức 1,6 triệu thùng/ngày, cao hơn mức dự đoán trước đó chỉ 1,5 triệu thùng/ngày.
"Mọi yếu tố trên thị trường dầu toàn cầu đang có nhiều triển vọng hơn và có thể lạc quan nhất trong những năm gần đây", Le Brun nói thêm. "Chắc chắn giá dầu WTI sẽ lên mức 60 USD/thùng vào cuối năm nay, dự đoán này hoàn toàn có cơ sở", Le Brun cho biết.