Giá dầu có thể tăng vọt lên 80 USD/thùng sau vụ tàu bị tấn công trên vịnh Oman

Nguyễn Thu (Theo CNBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá dầu Brent có thể giao dịch ở mức từ 50 - 80 USD/thùng phụ thuộc vào việc thị trường lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu hay các mối đe dọa đối với nguồn cung dầu ở Trung Đông.

Các nhà phân tích nhận định thị trường dầu mỏ thế giới có khả năng biến động dữ dội sau khi hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công ở vịnh Oman, gần bờ biển Iran hôm 13/6.
Các nhà phân tích nhận định thị trường dầu mỏ thế giới có khả năng biến động dữ dội sau vụ các tàu chở dầu bị tấn công ở vịnh Oman, gần bờ biển Iran hôm 13/6.
Giá “vàng đen” trong những tuần gần đây đang trên đà giảm mạnh do các lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng ảnh hưởng của  cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày một leo thang.
Tuy nhiên, hai vụ tấn công tàu chở dầu mới nhất tại khu vực Trung Đông đang gia tăng lo ngại nguồn cung có thể bị gián đoạn do xung đột chính trị và đẩy giá dầu tăng cao.
Giới phân tích nói rằng giá dầu thế giới có thể tăng vọt do căng thẳng  chính trị leo thang tại Trung Đông, song họ cũng lưu ý rằng giá “vàng đen” cũng có khả năng rơi xuống mức 50 USD/thùng hoặc có thể leo lên tới 80 USD/thùng, nếu căng thẳng thương mại lấn át yếu tố địa chính trị khiến triển vọng đối với nhu cầu dầu mỏ toàn cầu suy yếu.
John Kilduff - đối tác của Again Capital, nhận xét: “Giá dầu đang trên đà lao dốc về 50 USD/thùng trước khi xảy ra vụ 2 tàu chở dầu bị tấn công tại vịnh Oman. Cũng đã có dự báo nói rằng nếu tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giá dầu thô có thể chạm mốc 100 USD/thùng.
Helima Croft, giám đốc ngân hàng Royal Bank of Canada, nhận định: “Chỉ có hai khả năng xảy ra. Trong trường hợp nếu trên thế giới không có biến động nào khác ngoài cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, giá dầu có khả năng vẫn giữ nguyên mốc 60 USD/thùng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ một sự kiện địa chính trị nào, việc giá dầu Brent sẽ chạm ngưỡng 80 USD/thùng là điều hoàn toàn bình thường.
“Cuộc họp tích cực giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng này cũng có thể là chất xúc tác cho thị trường dầu mỏ, nếu hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại”, bà Croft cho biết.
Lãnh đạo ngân hàng RBC cũng lưu ý thêm: “Tôi nghĩ rằng các thương nhân giao dịch dầu mỏ không biết cách đối phó với các rủi ro tiềm tàng đến từ 2 cuộc tấn công tàu chở dầu này. Chỉ mỗi cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung đã đủ khiến cho họ căng thẳng hơn bao giờ hết, và hiện lại có thêm cuộc xung đột Trung Đông. Họ có thể phân biệt được đâu là leo thang căng thẳng và mối đe dọa của cuộc xung đột quân sự. Viễn cảnh của thị trường dầu mỏ vào mùa hè sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay cuộc đối đầu giữa Mỹ - Iran tại Trung Đông?”.
Chuyên gia hàng hóa Ed Morse của Citigroup đánh giá: “Tình hình chính trên thế giới đang tiềm ẩn nhiều bất ổn, chúng ta có thể chứng kiến sản xuất dầu mỏ tại nhiều nước trên thể có thể bị ảnh hưởng từ các sự kiện chính trị, thay vì đối mặt với khó khăn về kinh tế, đặc biệt là tại Iran, Iraq, có thể là Libya, Nigeria và cũng có thể là Venezuela.
Chuyên gia Morse nói rằng đó có thể là một trong những yếu tố khiến giá dầu tăng cao hơn vào mùa hè và mùa thu. Tuy nhiên, theo ông Morse, thị trường dầu thế giới có thể chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng nhiệt./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần