Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dầu thô giảm: Biến thách thức thành cơ hội?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam của Việt Nam.

Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô đã giảm 37%. Song, bên cạnh những lo lắng về nguồn thu ngân sách (NS) bị ảnh hưởng, ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh khi trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị cho rằng, đây là dịp cho Việt Nam linh hoạt xây dựng các kịch bản biến thách thức thành cơ hội.

 
Giá dầu thô giảm: Biến thách thức thành cơ hội? - Ảnh 1
Trên thị trường châu Á, giá dầu thô tiếp tục giảm, hiện đã xuống mức 65,05 USD/thùng. Giá dầu thô liên tục sụt giảm như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới NS, thưa ông?

- Xuất khẩu dầu thô vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu NS (10% GDP là nguồn thu từ dầu thô). Nếu giá dầu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng tới thu NS. Nếu hụt thu NS, các cân đối vĩ mô, an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng

Năm nay, dự kiến thu NS từ dầu thô là 85.200 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến là 14,32 triệu tấn, giá bán 98 USD/thùng. Trong 9 tháng năm nay, giá bán dầu thô của Việt Nam vẫn cao hơn dự toán được thông qua từ cuối năm 2013. Giá dầu trung bình 9 tháng là 111 USD/thùng, chỉ giảm khoảng 1 USD/thùng so với mức giá trung bình cùng kỳ năm 2013. 
 Khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam của Việt Nam.
Kinhtedothi - Khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam của Việt Nam.
Với mức giá này, NS có số thu vượt dự toán an toàn. Và
Ngày 2/12, khối nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC công bố Báo cáo "Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam" số tháng 12/2014. Trong đó, Báo cáo đánh giá, giá dầu giảm sẽ đẩy mạnh cán cân thương mại, nhưng làm giảm ngân sách của Việt Nam, tuy nhiên, người tiêu dùng và nhà sản xuất sẽ hưởng lợi từ những chi phí thấp này.
thực tế, theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, thu NS sau 11 tháng đã chính thức vượt 100% dự toán với tổng số tiền đạt khoảng 789.600 tỷ đồng. Số tiền này tương đương 100,9% dự toán cả năm. Như vậy, bất chấp giá dầu giảm, NS năm nay vẫn an toàn.

Dự toán tổng thu cân đối NS năm 2015 là 921.100 tỷ đồng, (tăng tới 13,4%) so với năm 2014. Với mức giá dầu thô dự toán là 100 USD/thùng, một số chuyên gia cho rằng sẽ khó đạt chỉ tiêu thu NS này, vậy theo ông, nên tính toán bù đắp nguồn thu như thế nào?

- Theo tính toán của Bộ Tài chính, giá dầu thế giới cứ giảm 1 USD thì NS hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. Nếu giá giảm về 85 USD thì NS hụt khoảng 20.000 tỷ đồng. Song, giá dầu thô thế giới giảm cũng có 2 mặt. Về mặt tích cực, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu xăng dầu thành phẩm (hơn 70% nhu cầu nội địa). Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu có nguồn gốc từ dầu thô như phân bón, sợi tổng hợp, chất dẻo... Giá xăng dầu giảm kéo theo giá nhiều mặt hàng đầu vào, cước vận tải… giảm góp phần giảm chi phí cho DN, tăng sức mua, sức tiêu thụ của người dân, DN có lãi hơn. Và đương nhiên, đây sẽ là nguồn bù đắp cho thu NS.

Ngoài ra, giá dầu thế giới giảm Việt Nam cũng có thể tận dụng linh hoạt. Ví dụ có thể tính đến tăng cường dự trữ dầu thô (năm 2014 đã hoàn thành việc gia tăng trữ lượng 50 - 55 triệu tấn dầu quy đổi); Điều chỉnh giảm kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình. Đây là thời cơ để tăng kho dầu dự trữ với chi phí thấp. Như Trung Quốc gần đây đang hưởng lợi khi giá dầu thế giới giảm do nước này vẫn kiên trì với chiến lược tăng mạnh nguồn dự trữ dầu, do vậy nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lượng nhập khẩu lên khoảng 700.000 thùng/ngày trong năm 2015.

Tình trạng hụt thu NS do giá dầu giảm mạnh từng xảy ra trong quá khứ và Bộ Tài chính đã đưa ra phương án xử lý như nâng thuế xuất nhập khẩu, vượt thu để trang trải NS… Ông đánh giá thế nào về những phương án này?

- Đây cũng là một cách khả thi. Trong tương lai, cần cân nhắc bỏ việc trợ giá và "thả" cho giá xăng dầu theo giá thị trường và các đơn vị này phải minh bạch giá xăng dầu nhập cảng cùng với tiết giảm các chi phí đi kèm.

Ngoài ra, có nhiều cách để cân đối NS, bù đắp thiếu hụt NS, như: Giảm chi NS; vay nợ trong nước, nước ngoài… Bên cạnh đó là việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan Nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã nói: "Tiềm năng của một quốc gia là ở chính con người, tài nguyên không quyết định", trong bối cảnh hiện nay có thể vận dụng triết lý này, thưa ông?

- Đúng vậy, chất lượng nền kinh tế có vấn đề, động lực tăng trưởng là vốn, tài nguyên cạn dần, trong khi năng suất lao động tăng chậm, cân đối vĩ mô bất ổn khi tiết kiệm đang giảm đi. Gần đây, giá dầu có xu hướng giảm dẫn tới một số địa phương dựa vào nguồn thu này gặp không ít khó khăn. Phải đổi mới mô hình tăng trưởng, thể chế, chính sách phải tốt. Việc thu NS cũng cần được điều chỉnh thích ứng cho phù hợp với tình hình kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ để tạo giá trị gia tăng lớn hơn trong mỗi sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như của nền kinh tế. Đây cũng chính là mục tiêu hướng tới của nền kinh tế Việt Nam để đủ sức cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.

Xin cảm ơn ông!