Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dầu thô, lương thực tăng cao đe dọa tăng trưởng toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa cảnh báo giá dầu tăng đã chạm đến "khu vực nguy hiểm" và đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển.

KTĐT - Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa cảnh báo giá dầu tăng đã chạm đến "khu vực nguy hiểm" và đe dọa tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển.

 

Fatih Birol, chuyên gia kinh tế chủ chốt của IEA nhấn mạnh các hóa đơn thanh toán nhập khẩu dầu đã trở thành mối đe dọa đối với phục hồi kinh tế khi là một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao. Theo thống kê, chi phí nhập khẩu dầu của 34 nước giàu nhất thế giới thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) đã tăng từ 200 tỷ USD lên 790 tỷ USD vào cuối năm 2010. Tính riêng năm 2010, chi phí do giá dầu thô tăng đã gây thiệt hại khoảng 0,5% GDP của cả OECD.

 

Bên cạnh giá dầu, giá lương thực tăng cao kỷ lục trong tháng 12/2010 là hồi chuông báo động về những nguy cơ với tăng trưởng toàn cầu. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực tháng 12 đã tăng tháng thứ 6 liên tiếp và vượt mức cao nhất trước đó hồi tháng 6/2008.Ông Abdolreza Abbassian, Thư ký Tổ chức liên chính phủ về ngũ cốc của FAO cho biết, ngoài những nguy cơ về tình trạng suy dinh dưỡng, đây là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực toàn cầu, làm chậm tiến trình thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Hiện tượng này còn thổi bùng nguy cơ bất ổn chính trị, đặc biệt là gia tăng lạm phát tại nhiều quốc gia tác động trực tiếp đến chính sách tiền tệ của toàn thế giới, gây khó khăn cho quá trình tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tình hình lạm phát tại Trung Quốc những tháng cuối năm 2010 là điển hình cho tác động tiêu cực của tăng giá lương thực đến nền kinh tế. Riêng mấy ngày đầu năm 2011, tuyết rơi dày và mưa đá đổ xuống một khu vực rộng lớn từ tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Giang Tây đã khiến hơn 142.000ha mùa màng đã bị hư hại nghiêm trọng, tại tỉnh Quý Châu hơn 79.100 ha cây trồng cũng bị phá hủy do mưa băng. Hiện tượng này làm dấy lên lo ngại lạm phát tại đất nước đông dân nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng cao, nhất là trong thời điểm Tết cổ truyềncủa Trung Quốc đang đến gần. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải ban hành nhiều biện pháp cứng rắn như tăng lãi suất, tăng hình phạt với nạn đầu cơ…

 

Lạm phát tại khu vực châu Âu cũng đã tăng 2,2%, một phần là do giá ngũ cốc tăng cao sau lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này của Nga được áp dụng từ tháng 8/2010.

 

Mặc dù những vụ bội thu gần đây tại nhiều quốc gia đang phát triển tại châu Á và châu Phi đã giúp các chính phủ và người tiêu dùng kiểm soát được tình trạng tăng giá đột biến. Nhưng điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 tại một số quốc gia xuất khẩu lớn khiến tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm trở nên nghiêm trọng hơn.