Gia tăng tai nạn nghiêm trọng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 2/7, Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo...

Kinhtedothi - Ngày 2/7, Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 6 tháng đầu năm 2015. Theo nhiều đại biểu, mặc dù TNGT tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, nhưng mức giảm chưa sâu, chưa đồng đều, chủ yếu diễn ra trên đường bộ. Trong khi đó, trên đường sắt, đường thủy, TNGT tăng trên cả 3 tiêu chí.

“Nóng” trên đường sắt, đường thủy

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng, trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 11.179 vụ TNGT, làm chết 4.478 người, bị thương 10.149 người. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 1.648 vụ, giảm 211 người chết, giảm 2.114 người bị thương. Mặc dù TNGT tiếp tục được kiềm chế, đặc biệt là đường bộ, tuy nhiên, tình hình TNGT trên đường sắt, đường thủy lại đang có chiều hướng tăng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 112 vụ TNGT đường sắt, làm chết 100 người, bị thương 29 người. So với cùng kỳ tăng 28 vụ (33,33%), tăng 21 người chết (26,58%), tăng 11 người bị thương (61,11%). Đường thủy xảy ra 47 vụ TNGT, làm chết 41 người, bị thương 5 người. So với cùng kỳ tăng 5 vụ (11,9%), tăng 7 người chết (20,59%), số người bị thương giữ nguyên.
Giám sát hoạt động giao thông tại Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội.           Ảnh: Công Trình
Giám sát hoạt động giao thông tại Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội. Ảnh: Công Trình
Cùng với đó, hàng loạt vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe chở container và những sự cố uy hiếp an toàn hàng không… khiến “bức tranh” giao thông 6 tháng đầu năm kém phần tươi sáng.
Trong 6 tháng đầu năm có 39 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư giảm số người chết vì TNGT, trong đó, 8 địa phương giảm trên 20% là: Cao Bằng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Giang, Ninh Bình, Sóc Trăng, Lâm Đồng.

Theo ông Trần Thành Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, mạng lưới thủy lợi dày đặc, phương tiện đường thủy phát triển mạnh nhưng công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm lại chưa theo kịp tốc độ phát triển của các phương tiện. Ngoài ra, chế tài xử lý còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Thêm vào đó, công tác tổ chức giao thông, đảm bảo ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông miền núi còn bất cập; công tác duy tu, bảo trì chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Đây cũng là ý kiến của đại diện UBND tỉnh Điện Biên, một trong những tỉnh miền núi có số người chết vì TNGT tăng trên 10%.

Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Sơn Hà – Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho rằng, phần lớn các vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt đều do lái xe chủ quan, thiếu quan sát, năng lực của lái xe… Đơn cử như vụ va chạm giữa một xe tải Howo và một đầu máy chuyên dùng của ngành đường sắt hôm 1/7 vừa qua. Mặc dù đã thấy đầu máy chuyên dùng của ngành đường sắt đang chạy tới nhưng lái xe vẫn cố tình vượt đường ngang. Cú va chạm khiến tài xế xe tảivà nhân viên lái đầu máy đều bị thương nặng,tuyến đường sắt Bắc – Nam rơi vào tình trạng tê liệt nhiều giờ.

Thay đổi cách quản lý

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, mặc dù công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn cả nước tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, UTGT tại 2 TP lớn và trên tuyến QL
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 50 trường hợp UTGT kéo dài trên 1 giờ, giảm 92 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, TP Hồ Chí Minh 10 trường hợp, Hà Nội 7 trường hợp; Nghệ An 4 trường hợp...
trọng điểm tiếp tục được kéo giảm. Tuy nhiên, số người chết vì TNGT chỉ giảm được 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó, số vụ, số người chết và bị thương do TNGT đường sắt, đường thủy đang tăng cao và hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng… đã cho thấy những vấn đề trong công tác quản lý của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương.

Để khắc phục tình trạng này, ông Thăng khẳng định, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các đơn vị tổ chức những hoạt động, chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, trong đó chú trọng đến chủ đề phòng, chống vi phạm nồng độ cồn; ATGT địa bàn nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc; bảo vệ hành lang ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức pháp luật của chủ DN và lái xe…

“Theo dự kiến, cuối quý III đầu quý IV, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ đề án sửa đổi một số điểm của Nghị định 171/2013/NĐ - CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo hướng tăng, mở rộng phạm vi bị xử lý. Thậm chí, Bộ sẽ kiến nghị khởi tố hình sự lỗi chở hàng quá 150% trọng tải phương tiện” – ông Thăng cho biết.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo ngành đường sắt, đường thủy khẩn trương thực hiện các biện pháp như giải tỏa hành lang ATGT, xây dựng hệ thống cảnh báo an toàn… để hạn chế tối đa những vụ tai nạn có thể xảy ra. Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị, DN, công ty có liên quan tăng cường công tác quản lý, đào tạo con người; Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, những khu vực có tình hình giao thông phức tạp. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo 3 tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum và Đắk Nông báo cáo làm rõ tình trạng ném đá lên xe khách gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm hơn đến cuộc sống của lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT và những người trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần