Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.600 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục ổn định giá, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.240 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức bình ổn giá bán từ 3/8, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.550 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý ổn định 18 ngày liên tiếp, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.190 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định với mức giá 16.340 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Sing sau đợt giảm mạnh giá ngày 3/8 đến nay đã ổn định, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, hiện dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 hiện có giá 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát ổn định 8 ngày liên tiếp từ sau đợt điều chỉnh giá ngày 3/8, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức không có thay đổi trong vòng 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 tiếp tục duy trì mức giá 17.150 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho từ ngày 3/8 tới nay dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 57 Nhân dân tệ lên mức 5.347 Nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 4,4% xuống 852,5 Nhân dân tệ (131,67 USD)/tấn.
Giá quặng sắt đã sụt giảm kể từ khi đạt mức cao kỷ lục hồi tháng 5, với việc bán tháo đặc biệt mạnh mẽ trong ba tuần qua do lo ngại gia tăng về quyết tâm giảm sản lượng thép của Trung Quốc.
Tâm lý cũng bị ảnh hưởng bởi số liệu cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7 sau khi bùng phát số ca nhiễm Covid-19. Biến thể Delta được tìm thấy ở hơn 12 TP của Trung Quốc kể từ ngày 20/7.
Việc Bắc Kinh hạn chế sản lượng thép đã làm giảm nhu cầu đối với mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Australia. Nhập khẩu quặng sắt từ Australia đã giảm xuống 88,51 triệu tấn trong tháng 7 so với mức 89,41 triệu tấn vào tháng trước đó.
Kể từ tháng 3, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã giảm mặc dù một phần là do hạn chế về nguồn cung. Theo ghi nhận, Trung Quốc nhập khẩu 102,1 triệu tấn quặng sắt trong tháng 3; 98,56 triệu tấn trong tháng 4; 89,79 triệu tấn trong tháng 5 và 89,41 triệu tấn trong tháng 6.
Các nhà phân tích cho rằng, sự sụt giảm trước đó là do vấn đề nguồn cung từ Australia và Brazil. Dữ liệu thương mại mới nhất cho thấy, chỉ thị của chính phủ Trung Quốc về việc giảm sản lượng thép đang bắt đầu sàng lọc sang khối lượng quặng sắt.
Tuy nhiên, các nỗ lực trừng phạt Australia về mặt kinh tế trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu làm tổn hại đến nền thương mại Australia. Xuất khẩu tổng thể của Australia tính theo giá trị sang Trung Quốc đã tăng 37,4% trong 7 tháng đầu năm nay, đạt 93,5 tỷ USD (tương đương 127,15 tỷ AUD).
Điều này một phần được thúc đẩy bởi giá quặng sắt kỷ lục. Theo đó, trong khi tổng lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước trong 7 tháng đầu năm 2021, thì giá mặt hàng này đã tăng đến 81,1%.
Nhiều nhà phân tích nhận định, các chính sách của chính phủ nhằm giảm sản lượng thép để đáp ứng mục tiêu phát thải carbon của Trung Quốc đang bắt đầu có tác động trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà phân tích này cũng lo ngại áp lực lạm phát có thể sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế quốc gia này trong bối cảnh đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất kể từ đầu năm ngoái đang diễn ra.