Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 11/8: Một số thương hiệu trong nước giảm giá bán

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay (11/8), các thương hiệu trên thị trường nội địa vẫn điều chỉnh giảm giá bán. Trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng lên mức 5.487 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay, hai thương hiệu lớn trong nước là Hòa Phát và Việt Ý giảm giá bán; trên sàn giao dịch tăng mạnh.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 16.090 - 16.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.550 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát giảm mạnh giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 150 đồng xuống mức 16.090 đồng/kg; tương tự thép D10 CB300 giảm 310 đồng đang có giá 16.290 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý giảm nhẹ giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 70 đồng xuống mức 16.120 đồng/kg; thép D10 CB300 giảm 20 đồng có giá 16.320 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức tiếp tục ổn định, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Sing ổn định giá bán, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, hiện dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát ngày hôm nay thông báo giảm giá bán, hiện thép cuộn CB240 giảm 200 đồng xuống mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 410 đồng hiện có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 tiếp tục duy trì mức giá 17.150 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện thép cuộn CB240 có điều chỉnh giảm xuống mức 15.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát giảm giá bán, với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 giảm 200 đồng xuống mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đồng giá 16.190 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh 140 Nhân dân tệ lên mức 5.487 Nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1,3% xuống 853 Nhân dân tệ (131,64 USD)/tấn.
Trong giai đoạn 2020 - 2050, nhu cầu thép dự kiến sẽ tăng 23% lên 2.300 triệu tấn. Các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu, trong khi Trung Quốc và châu Âu sẽ giảm tiêu thụ.
Ông Mihir Vora - chuyên gia phân tích cấp cao của Tập đoàn năng lượng Wood Mackenzie cho biết, ngành thép chịu trách nhiệm cho 7% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Ngành công nghiệp này cần ưu tiên khử cacbon nếu thế giới muốn đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Để hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong khoảng 2°C, ngành thép cần phải giảm lượng khí thải từ hơn 3.000 triệu tấn carbon dioxide (CO2) vào năm 2020 xuống chỉ còn 780 triệu tấn CO2 vào năm 2050.
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc giảm lượng khí thải là một mục tiêu cực kỳ thách thức, chứa đựng nhiều trở ngại lớn. Ngành công nghiệp thép sẽ cần phải tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa việc quản lý nhu cầu gia tăng và áp lực khử cacbon. Để đạt được lộ trình này, Wood Mackenzie đã vạch ra 5 kết quả chính cần đạt được đối với ngành thép. Thứ nhất, cần tăng gấp đôi việc sử dụng phế liệu trong luyện thép. Thứ hai, cần nâng mức sản xuất và sử dụng sắt giảm trực tiếp (DRI) lên gấp ba lần.
Thứ ba, cần giảm cường độ phát thải của lò điện hồ quang (EAF) trung bình toàn cầu xuống 70%. Thứ 4, giảm cường độ phát thải của lò cao - lò oxy cơ bản (BF - BOF) xuống 30%. Và cuối cùng là cần phải thu giữ và lưu trữ 45% lượng khí thải carbon còn lại.
Để đạt được mức tăng trưởng sử dụng phế liệu, tỷ lệ tái chế phế liệu sẽ phải tăng từ 80 - 85% lên 95%. Trong đó, chuỗi cung ứng phế liệu của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ đòi hỏi sự phát triển đáng kể, góp phần thay thế nhu cầu quặng sắt, đặc biệt là sau năm 2030.
Việc thay đổi để phù hợp với mục tiêu hạn chế khí thải trong ngành thép đồng nghĩa với việc thị trường quặng sắt và than luyện kim sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, đây được xem là lợi ích cho nhu cầu hydro trong sản xuất thép cũng như việc thu giữ và lưu trữ carbon.