Giá thép xây dựng hôm nay 14/7: Trong nước giữ vững mức bình ổn

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường thép xây dựng trong nước tiếp tục bình ổn giá bán từ ngày 1/7 tới hôm nay (14/7). Trên sàn giao dịch Thượng Hải chốt phiên giao dịch bật tăng trở lại lên mức 5.496 Nhân dân tệ/tấn.

 Trong nước thị trường thép tiếp tục duy trì ổn định, trên sàn giao dịch giá thép bật tăng trở lại.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, giá thép bình ổn giá từ ngày 1/7 tới nay. Hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát, với thép cuộn CB240 tiếp tục duy trì ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định ở mức giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức kéo dài chuỗi ngày ổn định giá từ 1/7 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 ổn định ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 duy trì mức giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung vẫn là những chuỗi ngày ổn định, dòng thép cuộn CB240 có mức từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, thép cuộn CB240 hiện mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina ổn định giá bán từ 21/6 tới nay với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng 74 Nhân dân tệ lên mức 5.496 Nhân dân tệ/tấn.
Theo số liệu tổng hợp, Trung Quốc đã nhập khẩu 89,42 triệu tấn quặng sắt trong tháng vừa qua. Con số này thấp hơn 0,4% so với tháng 5; so với cùng tháng năm ngoái, nhập khẩu quặng sắt trong tháng 6 giảm 12,1%. Tuy nhiên, tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu quặng sắt vào Trung quốc đạt 560,7 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng thép của Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay do lợi nhuận của các nhà máy ở mức cao đã thúc đẩy nhu cầu quặng sắt tại thị trường này; đồng thời đẩy giá quặng sắt lên mức cao kỷ lục. Giá trị nhập khẩu quặng sắt vào Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay tăng 71,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào hôm thứ Ba (13/7), giá quặng sắt kỳ hạn ở châu Á tăng do lo ngại kéo dài về nguồn cung trên thị trường Trung Quốc.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), tăng 3,5% lên 1.227,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 189,87 USD/tấn).
Tương tự, hợp đồng quặng sắt giao tháng 8/2021 trên sàn giao dịch Singapore (SGX) cũng được điều chỉnh tăng 1,5% lên 210,95 USD/tấn. Trong cùng ngày, giá các mặt hàng thép trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) biến động trái chiều. Cụ thể, giá thép cây xây dựng SRBcv1 giảm 1,3% và giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 0,8%. Trong khi đó, giá thép không gỉ SHSScv1 lại tăng 0,1%.
Nguồn cung quặng sắt không đáp ứng đủ nhu cầu và những quy định nghiêm ngặt về môi trường đã thúc đẩy nhập khẩu thép tái chế vào Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua lên tới 114,741 triệu tấn, nhiều gấp hơn 28 lần so với tháng 1 - khi nước này dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu sắt thép phế liệu.
Hiện tại, nhu cầu thép tại Trung Quốc đang chậm lại do yếu tố mùa vụ. Một số nhà phân tích thị trường cho rằng nhu cầu thép của nước này sẽ giảm trong 6 thàng cuối năm nay nên có thể dẫn tới việc các nhà máy thép giảm mua quặng sắt.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần