Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không có thay đổi giá cả kể từ biến động ngày 10/3. Cụ thể, thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.430 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn giá bán 6 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.380 đồng/kg.
Thép Việt Đức hiện 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.570 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS không thay đổi giá sau 4 lần tăng trong vòng 30 ngày, với dòng thép cuộn CB240 giữ ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với hai sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện đang duy trì mức 18.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.420 đồng/kg.
Thép Việt Sing không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 chạm mức 18.220 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.420 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát hiện đang ở mức giá cao nhất kể từ ngày 13/2 tới nay, hiện với hai dòng thép bao gồm dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.
Thép Việt Đức không có thay đổi về giá. Với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.680 đồng/kg.
Thép VAS duy trì giá bán ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.180 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.230 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.870 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.080 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát hôm nay (15/3) không có biến động về giá cả. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.480 đồng/kg.
Thép Pomina đang giữ mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 2. Dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.170 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.380 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 18.520 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay giảm 33 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó, hạ xuống mức 4.658 Nhân dân tệ/tấn.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết chi phí sản xuất thép có xu hướng tăng ở châu Âu do giá năng lượng tăng cao.
Rủi ro nguồn cung cấp khí đốt từ Nga có thể bị giảm hoặc bị cắt hoàn toàn do các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đã khiến giá gas hợp đồng tương lai tháng 4 tại Hà Lan tăng khoảng 85% lên 130 EUR/MWh so với một tuần trước khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Có nhiều dự báo đưa ra, các lệnh trừng phạt được áp lên ngành thép của Nga có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung thép ở châu Âu. Năm 2021, Nga và Ukraine cung cấp khoảng 5 triệu tấn thép phẳng, chiếm 20% tổng lượng nhập khẩu của EU. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) Bắc Âu đã tăng 35% từ 1.054 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 1.419 USD/tấn hiện nay.
Do nhu cầu phục hồi sau mùa Đông và chênh lệch giá HRC giữa châu Âu và Việt Nam ngày càng tăng, lượng đơn đặt hàng từ châu Âu đã cải thiện mạnh kể từ tháng 1/2022 sau khi giảm trong quý IV/2021.
Hiện tại, Thép Nam Kim (Mã: NKG) đã nhận đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 5/2022. Hòa Phát cũng cho biết đã nhận đơn hàng xuất khẩu thép xây dựng đến tháng 5 với tổng khối lượng 720.000 tấn.
Bên cạnh đó, do chênh lệch giá cao hơn, xuất khẩu có thể mang lại mức biên lợi nhuận gộp tốt hơn, và có thể phản ánh vào kết quả kinh doanh từ cuối quý I và trong quý II/2022. Cụ thể, chênh lệch giá HRC châu Âu - Việt Nam đã tăng từ 256 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 509 USD/tấn, chỉ thấp hơn 7% so với mức dỉnh 547 USD/tấn vào giữa năm 2021.
Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu của EU có thể hạn chế tác động tích cực của cuộc xung đột Nga - Ukraine đối với tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các nhà sản xuất Việt Nam.
Hiện nay, EU đang áp mức hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn mỗi năm đối với nhóm “các nước khác”, trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2024.
Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 980.000 tấn sang khu vực này, tương đương khoảng một nửa hạn ngạch. Với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, ngoại trừ Hàn Quốc, Ấn Độ và Vương quốc Anh, dư địa gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là tương đối nhỏ.
VDSC cho hay, một số nhà sản xuất thượng nguồn đang gặp nhiều thách thức do giá than luyện cốc tăng mạnh. Rủi ro gián đoạn nguồn cung từ Nga đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu than tìm các nguồn thay thế từ Australia hoặc Indonesia.
Năm 2021, Nga cung cấp khoảng 9% tổng lượng than luyện cốc trên thế giới, đứng ở vị trí thứ ba. Do nhu cầu gia tăng, giá than luyện cốc của Australia đã tăng mạnh khoảng 43% từ đầu tháng 2/2022 lên 570 USD tấn vào đầu tháng 3/2022.
Giá than lên cao sẽ ảnh hưởng đến các lò cao tại Việt Nam khi lượng than từ Australia chiếm khoảng 55% tổng lượng than nhập khẩu trong năm 2021. Bên cạnh đó, giá quặng sắt đã phục hồi về mức 135 USD/tấn vào tháng 3/2022 sau khi chạm đáy ở mức 92 USD/tấn vào tháng 11/2021.
Các xu hướng trên dự kiến sẽ thúc đẩy chi phí sản xuất thép tăng mạnh trong quý II/2022. VDSC ước tính rằng chi phí sản xuất phôi của các lò cao có thể tăng lần lượt khoảng 4% và 14% so với quý liền trước trong quý I và II/2022. Vì thế, Hòa Phát và Formosa có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn do chi phí tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp.