Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 24/7: Thương hiệu Hòa Phát giảm giá bán

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay (24/7), thương hiệu thép Hòa Phát thông báo giảm giá bán tại thị trường miền Bắc. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải dao động ở mức 5.670 Nhân dân tệ/tấn.

Hôm nay (24/7), thương hiệu Hòa Phát tại thị trường miền Bắc thông báo giảm giá bán.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, ngoài thương hiệu thép Hòa Phát thông báo giảm giá bán, các thương hiệu thép khác tiếp tục ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 15.690 - 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.550 - 16.800 đồng/kg.
Ngày làm việc cuối tuần, Tập đoàn Hòa Phát thông báo giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng xuống mức 16.190 đồng/kg. Tương tự, thép D10 CB300 đang có giá 16.500 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục duy trì ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.690 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung không có thay đổi, tiếp tục duy trì ổn định, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina ổn định giá 1 tháng qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Ngày làm việc cuối tuần, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 8 Nhân dân tệ dao động ở mức 5.670 Nhân dân tệ/tấn.
Theo phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) giá than ở cả Trung Quốc và Australia đều có cùng xu hướng tăng trong quý II nhưng vẫn có sự khác biệt trong mặt bằng giá than cốc ở hai thị trường này.
Việc Trung Quốc áp dụng lệnh trừng phạt không chính thức lên than Australia từ giữa năm 2020 làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền sản xuất than cốc ở cả 2 quốc gia.
Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu cung than cốc, chi phí sản xuất thép tăng cao. Trong khi việc Australia mất đi một khách hàng lớn, làm giá than cốc giảm mạnh, tạo lợi thế cho các nhà sản xuất thép khác.
Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển vào khoảng 30 - 50 USD/tấn, giá than cốc giao đến các quốc gia khác đang thấp hơn Trung Quốc rất nhiều. Với sự khác biệt về giá than cốc, chi phí sản xuất thép ở Trung Quốc đang cao hơn khoảng 8% so với các thị trường khác.
ACBS cho biết từ trước đến nay, ngành thép Việt Nam luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thép Trung Quốc trong nhiều năm do thị trường này có lợi thế sản xuất trên quy mô lớn.
Trong bối cảnh giá than đang tăng mạnh, chi phí phát điện cao, giá thép BOF Việt Nam chủ yếu sử dụng than cốc nhập từ Australia dường như đang có lợi thế đôi chút về chi phí so với thép sử dụng công nghệ lò EAF. Điều này giúp thép Việt Nam có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường.
Ở một diễn biến khác, Theo The Borneopost, trong một tuyên bố ngày 21/7, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) cho biết Chính phủ nước này vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với thép cuộn mạ màu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong vòng 5 năm, từ ngày 20/7/2021 đến 19/7/2026.
Quyết định được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình điều tra được khởi xướng vào ngày 22/1 vừa qua dựa trên đơn kiến nghị của CSC Steel Sdn Bhd, đại diện cho ngành công nghiệp trong nước.
Tuyên bố nêu rõ tất cả sản phẩm thép cuộn mạ màu được sản xuất từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế 52,1% trong khi các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam như Công ty Cổ phần Thép Maruichi Sun sẽ bị áp thuế 12,06%, NS Bluescope Việt Nam Ltd bị áp thuế 34,85%, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim bị áp 0,06% và những công ty khác là 34,85%.
MITI cho biết quyết định này được thực hiện theo Đạo luật Thuế đối kháng và chống bán phá giá năm 1993 và Quy định về thuế đối kháng và chống bán phá giá năm 1994. Các khoản thuế sẽ được thu bởi Cục Hải quan Hoàng gia Malaysia.
Trước đó, ngày 27/4, MITI đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra CBPG đối với thép không gỉ cán nguội (Cold rolled stainless steel) có xuất xứ từ Việt Nam và Indonesia.
Theo thông báo, MITI quyết định áp dụng thuế CBPG đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia, mức thuế áp dụng từ 7,81% đến 23,84% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam và từ 0,2% đến 34,82% đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu Indonesia.
Ngoài ra, quốc gia này cũng vừa khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ thuế CBPG (CBPG) áp dụng với sản phẩm thép cuộn cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Bên yêu cầu rà soát là Mycron Steel SRC Sdn. Bhd. Hàng hóa bị rà soát là thép cuộn cán nguội, hợp kim và không hợp kim, có độ dày 0,2 - 2,6 mm, chiều rộng 700 - 1.300 mm, được phân loại theo mã HS và AHTN: 7209.15.00.00, 7209.16.10.00, 7209.17.10.00, 7209.17.10.90, 7209.17.90.00, 7209.18.99.00, 7225.50.10.00; 7225.50.90.00.