Giá tiêu hôm nay 16/1: Ổn định, xuất khẩu tăng nhẹ trước vụ thu hoạch rộ

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 16/1 trong khoảng 58.000 - 60.500 đồng/kg. Sau Tết các vùng trồng tiêu chủ lực tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ bước vào thời điểm thu hoạch rộ. Trước đó một số địa phương tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã cho thu hoạch sớm.

Giá tiêu hôm nay 16/1: Ổn định, xuất khẩu tăng nhẹ trước vụ thu hoạch rộ
Giá tiêu hôm nay 16/1: Ổn định, xuất khẩu tăng nhẹ trước vụ thu hoạch rộ

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 58.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 57.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 58.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đi ngang trước khi bước vào đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Sau Tết các vùng trồng tiêu chủ lực tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ bước vào thời điểm thu hoạch rộ. Trước đó một số địa phương tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã cho thu hoạch sớm.

Trong khi giá tiêu trong nước của Việt Nam ổn định và giảm nhẹ thì giá tiêu xuất khẩu lại có chiều hướng tăng. Nguyên nhân một phần lớn do đồng USD đang suy yếu trước kỳ vọng Fed sẽ sớm giảm lãi suất.

Cùng với đó, gần 10 ngày qua, từ khi Trung Quốc mở cửa lại đường biên giới đã thổi "luồng gió mới" vào thị trường hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên ngay thời điểm cận Tết nên hoạt động mua bán cũng kém sôi động. Theo các chuyên gia dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.

Đến thời điểm này, hầu hết ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và cả nông tiêu đều kém lạc quan vào thị trường năm 2023. Cục Xuất nhập khẩu dự báo năm 2023, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ở trong nước, những năm gần đây, nhiều người dân đã chặt bỏ hồ tiêu để trồng sầu riêng. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho rằng hiện cây sầu riêng đang có hiệu quả kinh tế nổi trội khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đối với vườn hồ tiêu, việc tái canh diễn ra thường xuyên khi xuất hiện cây chết, già cỗi hoặc năng suất thấp, người dân có thể thay bằng sầu riêng, mít, bơ hay là tiếp tục trồng hồ tiêu...

Nhưng người dân cần lưu ý, Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng trồng thuần. Sầu riêng trồng xen canh với các cây trồng khác không đủ điều kiện để cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, khi trồng xen canh sầu riêng thì bà con phải phun xịt thuốc trừ sâu bệnh có thể ảnh hưởng đến các cây trồng khác trong vườn, trong đó cây hồ tiêu.