Giá tiêu hôm nay 25/5: Tăng ngày thứ 2 liên tiếp, áp sát mốc 70.000 đồng/kg, tiêu Ấn Độ bất ngờ tăng mạnh |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 69.500 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Sáng nay, giá tiêu tăng trung bình 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua.Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ bất ngờ tăng 133,335 rupee/tạ, lên mức 40.200 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ sau nhiều ngày liêp tiếp đi ngang đã bắt đầu có chuyển biến tích cực. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 20/5/2021 đến ngày 26/5/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,61 VND/INR.Trong phiên gần đây nhất cũng ghi nhận giá tiêu xuất khẩu của Indonesia, Việt Nam (tiêu đen và tiêu trắng) tăng nhẹ, trong khi giá xuất khẩu của Brazil, Malaysia, Ấn Độ giữ nguyên.Báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu hạn chế là do diện tích giảm và năng suất thấp. Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố thời tiết không thuận lợi và kỹ năng bảo quản chưa tốt.IPC nhận định, sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 555 nghìn tấn, giảm 21 nghìn tấn so với năm 2020. Trong đó, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam dự kiến đạt 220 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn so với năm 2020. Nhận định trên giúp giá tiêu có chiều hướng tích cực trong dài hạn.Với thị trường trong nước, sau 3 tuần đầu tháng 5 ảm đạm, tuần cuối cùng trong tháng giao dịch sôi động hơn hẳn. Nguyên nhân được dự báo do dòng tiền xuất khẩu quay trở lại giúp các đơn vị xuất khẩu mua vào để thực hiện các đơn hàng mới. Bên cạnh đó, hàng trong dân không còn nhiều đã kích thích giá tăng.