Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá và lượng đều tăng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dự báo trên được ông Cường đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) ngày 10/1, ở Hà Nội.

KTĐT - Dự báo trên được ông Cường đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) ngày 10/1, ở Hà Nội.

Theo dự báo của Chủ tịch Hiệp Hội Thép Việt Nam, ông Phạm Chí Cường, sản xuất thép trong năm 2011, giá và sản lượng thép đều tăng.

Dự báo trên được ông Cường đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2011 của Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) ngày 10/1, ở Hà Nội.

Theo ông Cường, năm 2011, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7-7,5% có nghĩa là tiếp tục có nhiều công trình đầu tư lớn sẽ được triển khai như các công trình đầu tư về xây dựng hạ tầng cơ sở, công trình dân dụng, các công trình công nghiệp... Do vậy, với vai trò là vật liệu xương sống trong xây dựng, sản xuất và tiêu thụ thép chắc chắn sẽ phải tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cho dù ngành tiếp tục phải đối mặt với những tác động bất lợi cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Tính toán của Hiệp hội Thép cho thấy năm 2011, sản lượng thép tiêu thụ sẽ tăng từ 8-10% so với năm 2010. Với năng lực thép xây dựng cả nước hiện đã đạt 7,83 triệu tấn/năm, sản xuất và tiêu thụ thép năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6 triệu tấn.

Để đáp ứng nhu cầu phôi thép cho sản xuất trong điều kiện Việt Nam đã chủ động được khoảng 6 triệu tấn phôi, sản lượng phôi thép nhập khẩu năm 2011 sẽ dao động quanh 2 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu tình hình cung cấp điện trong năm không đảm bảo, việc luyện phôi thép vốn “ngốn” điện nhiều gấp 5 lần gia công thép (khoảng 500-600 kWh/tấn phôi) sẽ bị sụt giảm sản lượng. Khi đó, các doanh nghiệp thép buộc phải nhập khẩu thêm phôi thép để đáp ứng nhu cầu thép trong nước.

Ông Cường cũng cho biết, không chỉ tăng về sản lượng tiêu thụ, giá thép năm 2011 dự báo cũng sẽ tăng do nhiều nguyên nhân. Hiện nay, hai nguyên liệu cơ bản của sản xuất thép là than mỡ và quặng sắt trên thế giới đã tăng rất cao ngay từ cuối tháng 12/2010 do chính sách hạn chế xuất khẩu của các nước độc quyền về quặng và than mỡ như Brazil, Australia, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, với giá nguyên liệu đầu vào tăng như vậy, giá thép trong nước sẽ không tránh khỏi việc tăng giá so với năm 2010.

Ngoài ra, giá thép phế thế giới cũng đã tăng thêm 100 USD/tấn từ tháng 1/1/2011. Do đó, bên cạnh chi phí đầu vào tăng, giá thành sản xuất thép trong nước chắc chắn sẽ còn biến động bởi các yếu tố khác như tỷ giá USD/VNĐ, lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2011.

Về phía Vnsteel, Phó Tổng giám đốc Lê Vũ Hưng cho biết: Vnsteel sẽ tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thép cán cũng như đưa các dự án sản xuất vào hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo đó, năm 2011, toàn Vnsteel sẽ sản xuất khoảng 2,9 triệu tấn thép các loại, 1,25 triệu tấn phôi và tiêu thụ khoảng 2,9 triệu tấn thép cán./.