Bán rẻ nợ xấu - vừa làm vừa run
Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội Khóa XIV về Nghị quyết xử lý nợ xấu và Luật các TCTD sửa đổi, đại biểu Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT VietinBank bày tỏ, việc cho phép giao dịch nợ xấu với giá thị trường tuy là nội dung rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, mang tính quyết định. Ông Thắng cho biết, vừa qua, do không quy định về bán nợ xấu theo giá thị trường, nên với những ngân hàng TMCP khi làm rất ngại. “Với những ngân hàng nước ngoài, bán lỗ thì đó là tài sản của họ, nhưng với ngân hàng thương mại Nhà nước, bán lại nợ xấu giá thấp là quyết định khó khăn, họ không dám cắt lỗ nợ xấu” - ông Thắng giãi bày. Giả dụ, khoản nợ xấu trị giá 100 đồng trên sổ sách, để hấp dẫn người mua và tăng khả năng bán được, giá phải giảm xuống còn 80 đồng, thậm chí 70 đồng. Tuy nhiên, nếu bán, 20 - 30 đồng là thất thoát tài sản. Lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm, người ký bán về sau có bị truy cứu trách nhiệm hay không…?Hoạt động nghiệp vụ tại VietinBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh |
Hay như trách nhiệm đối với việc xử lý ngân hàng 0 đồng, ông Thắng ví dụ khi VietinBank được chỉ định tham gia quản trị, điều hành OceanBank, VietinBank phải đưa sang 100 người. “Oceanbank thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động yếu kém nên lương thưởng bị cắt hết, anh em đã tâm tư rồi. Nhưng khi sang, nhiệm vụ có hoàn thành không, có đưa ngân hàng đó thoát ra được không, có sai sót gì không?”. Và những vấn đề khác nữa theo Chủ tịch VietinBank, nên phải làm rõ miễn trách nhiệm của ngân hàng tham gia tái cơ cấu, cán bộ tái cơ cấu, cần phải làm rõ cơ chế miễn trừ trách nhiệm như thế nào, trong trường hợp ra sao để tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu thuận lợi nhất.
Thực tế này cũng được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nêu khi thừa ủy quyền Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các TCTD. Đó là, trên thực tế có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý TCTD yếu kém do pháp luật không có cơ chế miễn trừ trách nhiệm nên luôn đứng trước các rủi ro pháp lý. Qua đó, tác động lớn đến nguồn nhân lực xử lý TCTD yếu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.“Nếu có luật quy định cụ thể, bảo vệ người bán, gỡ được “nỗi sợ trách nhiệm” ở đây, thì tiến độ xử lý nợ xấu sẽ thực chất và nhanh hơn. Dĩ nhiên, đây phải là quá trình xử lý công khai và minh bạch” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kỳ vọng.Nỗi lo thu giữ tài sản đảm bảoTỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo (TSBĐ) chiếm trên 90% tổng nợ xấu. Tuy nhiên, việc xử lý TSBĐ của các TCTD gặp nhiều vướng mắc đã tác động đến tốc độ xử lý nợ xấu. Pháp luật ghi nhận thu giữ TSĐB là quyền hợp pháp của chủ nợ, nhưng khi các TCTD thực hiện quyền của mình thường vấp phải sự chống đối của “con nợ” và đôi khi là sự phản ứng trái chiều từ dư luận xã hội.“Biết ngân hàng không thể làm gì nếu không khởi kiện tại tòa (trong khi xử lý tại tòa rất mất thời gian), nên khách vay tiếp tục sử dụng tài sản đó, mặc dù nếu bán đi sẽ thanh toán được cả gốc và lãi” - ông Thắng cho biết. Có trường hợp, người vay không muốn trả nên thường tạo ra các tranh chấp nội bộ, kể cả khi đã khởi kiện ra tòa nếu các cổ đông kiện nhau buộc vụ việc của ngân hàng và DN phải dừng lại. Lại có nhiều trường hợp, khách vay đồng ý cho ngân hàng phát mại tài sản. Nhưng khi phát mại thì không chịu bàn giao, khiến ngân hàng không có tài sản giao cho người mua."Thực tế trên đòi hỏi thời gian tới cần phải có sự phối hợp giữa ngân hàng với các cơ quan công an. Phải có quy trình thu giữ như thế nào và trách nhiệm cơ quan công an kiểm sát tham gia vào quy trình này ra sao” - đại biểu Thắng kiến nghị.Nếu như nợ xấu đã xảy ra mà con nợ và người có tài sản thế chấp không muốn hợp tác thì ngân hàng cũng gần như bất lực. Ở Mỹ không như vậy: Ngân hàng sẽ theo quy trình lần lượt gửi thư thông báo các thời hạn trả nợ ngân hàng. Quá các hạn trên, ngân hàng yêu cầu “con nợ” phải ra khỏi nhà, nếu không, công an, tòa án sẽ “bê” ra. Ở Việt Nam, dù ra tòa nhưng khách vay không hợp tác thì cũng đành chịu và mất rất nhiều thời gian. Luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật Basico |