KTĐT - Cho rằng việc bảo hộ nhà sản xuất trong nước cần ở mức độ phù hợp, nhằm thúc đẩy cạnh tranh là một trong những nguyên nhân mà Bộ Tài chính đưa ra tại Công văn số 15037/BTC-VP giải thích cho việc xây dựng dự kiến giảm mạnh thuế suất thuế nhập khẩu xe tải đang vấp phải sự phản ứng khá mạnh từ dư luận của mình.
Bộ này cho biết, theo cam kết với WTO, hàng năm vào ngày 1/ 1, Việt Nam phải đưa ra áp dụng biểu thuế nhập khẩu mới phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong tổng số hơn 9.100 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu trong năm 2011, Việt Nam phải cắt giảm khoảng 1.800 dòng thuế của nhiều nhóm hàng như: thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thiết bị, ôtô, xe máy… trong đó có ôtô tải. Với mục tiêu vừa thực hiện cam kết quốc tế vừa hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, vừa qua Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án cắt giảm thuế để lấy ý kiến các cơ quan liên quan trước khi ban hành.
Với mặt hàng ô tô tải, việc dự kiến điều chỉnh cắt giảm thuế suất theo Bộ Tài Chính là để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế tăng trưởng ổn định, từ đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế giảm thiểu ảnh hưởng từ bên ngoài. Hơn nữa, vận tải là đầu vào của toàn bộ nền kinh tế. Với thuế suất từ trên 50% đến 80% (tuỳ trọng tải xe) như hiện nay cấu thành vào giá xe tải nhẹ đang góp phần "đội" chi phí đầu vào của toàn bộ nền kinh tế, một trong những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát. Việc bảo hộ cần ở mức độ phù hợp, có thời hạnnhằmthúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và quản lý, tăng khả năng cạnh tranh.
Theo Dự thảo biểu thuế xuất nhập khẩu xe tải, mức thuế suất mới do Bộ Tài chính đề xuất sẽ thấp hơn so với hiện tại và giảm nhanh hơn so với lộ trình Việt
Dự thảo này đã vấp phải sự phản ứng của nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vì lo ngại việc giảm thuế mạnh và trước lộ trình sẽ nhanh chóng đẩy hãng xe trong nước vào tình trạng khó khăn