Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao dịch nhà đất 'chịu vạ' vì… thuế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo nhiều doanh nghiệp, từ khi có quy định về Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng hợp đồng góp vốn được áp dụng từ ngày 26/9, giao dịch mua bán trên thị trường bất động sản chững lạị rõ rệt, đặc biệt là phân khúc sản phẩm hình thành trong tương lai.

KTĐT - Theo nhiều doanh nghiệp, từ khi có quy định về Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng hợp đồng góp vốn được áp dụng từ ngày 26/9, giao dịch mua bán trên thị trường bất động sản chững lạị rõ rệt, đặc biệt là phân khúc sản phẩm hình thành trong tương lai.

Đây là ý kiến chủ đạo trong hội thảo “Bất động sản và thuế” do Bộ Xây dựng và Hiệp hội bất động sản Việt Nam tổ chức hôm qua tại TP HCM.

Giám đốc một  công ty địa ốc tại TP HCM than phiền, việc ngành thuế “ngâm” hồ sơ tính thuế quá lâu đã khiến nhiều khách hàng của doanh nghiệp này hủy hợp đồng. “Chúng tôi đã nộp hồ sơ lên cục thuế song ngành thuế lưỡng lự trong việc quyết định áp thuế 2% hay 25%. Điều này khiến khách hàng không thể kiên nhẫn chờ và đã rút lui”, vị này cho biết.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, hiện nhiều nơi, ngành thuế không dám xác nhận việc người dân có duy nhất một bất động sản để miễn thuế. Điều này khiến những người có nhu cầu mua nhà để ở chịu nhiều thiệt thòi. “Mỗi chi cục thuế lại hướng dẫn khác nhau về việc nộp khoản thuế này. Hồ sơ giải quyết tối đa một tuần, nhưng có nhiều hồ sơ một tuần không thể làm xong do có nhiều cách hiểu khác nhau về việc đóng thuế”, ông Phùng Văn Năng, Tổng giám đốc công ty CP bất động sản Nam Việt, nói.

Cũng theo phản ánh của ông Năng, đang có hiện tượng “cò” Thuế thu nhập cá nhân. Nhiều nơi, “cò” đã thẳng thắn ra giá “nếu muốn giải quyết hồ sơ nhanh thì nộp 2 - 3 triệu đồng”.

Ông Năng cũng dẫn giải, với việc mỗi cơ quan thuế áp dụng một mức thuế suất khác nhau, có nơi tính 25% trên giá chênh lệch mua và bán, có nơi lại áp dụng thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng đã làm cho các nhà đầu tư hoang mang, dòng vốn đổ vào bất động sản vì thế chững lại, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Năng, Nhà nước nên cho người dân nên được quyền nộp 2% hoặc 25%.

Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinaland, cho biết, việc cho người nộp thuế được chủ động chọn cách đóng 2% hoặc 25% sẽ làm cho người dân chủ động tính toán được các khoản đầu tư của mình.

Ông Nguyễn Văn Thước, Phó vụ trưởng Vụ địa phương, Văn phòng Chính phủ, cũng đồng tình với quan điểm trên. “Nên thống nhất cách tính thuế, chứ không thể có chuyện ở Hà Nội thì cho người dân được chọn cách nộp thuế còn ở TP HCM thì ngành thuế lại “chọn” thay người dân”, ông Thước nói.