Tuy nhiên, để công tác này có hiệu quả và đi vào đời sống cần có sự vào cuộc chung tay của cả cộng đồng.
Tuyên truyền cho lao động di cưPhường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, là địa bàn phức tạp, có lao động di cư nhiều. Qua khảo sát, việc hiểu biết pháp luật của lao động di cư còn thấp, dẫn đến việc thực hiện pháp luật có nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, phường đã tập huấn và PBGDPL cho các cộng tác viên, tuyên truyền viên của phường; đồng thời, tổ chức các buổi tuyên truyền cho các lao động di cư.Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh tại phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân). Ảnh: Thảo Trần |
“Một trong những kinh nghiệm PBGDPL, chúng tôi thu được kết quả tốt là xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên tại cơ sở; trong đó lựa chọn những đoàn viên thanh niên tích cực làm nòng cốt. Các tuyên truyền viên đi PBGDPL có sự hỗ trợ của cán bộ tư pháp với hình thức tuyên truyền sinh động, dễ hiểu, như có minh họa bằng hình ảnh, diễn tình huống, sân khấu hóa… thu hút được thanh thiếu niên. Qua đó, sự hiểu biết, thực thi pháp luật, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của lao động di cư được nâng lên rõ rệt; góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn” - bà Đặng Thị Ngà, cán bộ tư pháp phường Phương Liệt cho biết.
Giúp đỡ thanh niên chậm tiếnXã Kim Chung (huyện Đông Anh) đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng. Trên địa bàn xã có khu công nghiệp Thăng Long và hệ thống giáo dục các cấp. Nhân khẩu trên địa bàn khoảng 30.000 người, trong đó độ tuổi thanh thiếu niên chiếm gần 2/3. Mặc dù công tác PBGDPL được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn tội phạm trong độ tuổi thanh niên, tiềm ẩn phức tạp trong vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn. Bí thư Đoàn xã Kim Chung Lê Thế Chuyên cho biết, là địa bàn phức tạp và cũng là một trong 10 xã, phường, thị trấn của Hà Nội thực hiện việc chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, nên Đoàn xã thường xuyên phối hợp với lực lượng công an thành lập các đội thanh niên tình nguyện đi tuyên truyền, PBGDPL và đấu tranh phòng ngừa, trấn áp tội phạm. Bên cạnh đó, Đoàn xã phối hợp chặt chẽ với Công an xã và các tổ chức đoàn thể trong việc nắm danh sách và quản lý các thanh niên chậm tiến, thanh niên sau cai nghiện; luôn quan tâm, giúp đỡ các đối tượng này. Ngoài ra, giao từng trường hợp cụ thể cho các chi đoàn và các đoàn viên giúp đỡ; đứng ra vay vốn tín chấp ngân hàng chính sách cho các đối tượng sau cai phát triển kinh tế, tái hòa nhập với cộng đồng. Qua đó, có những thanh niên cai nghiện thành công, thành lập mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho các thanh niên khác trên địa bàn.Nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền cho thanh thiếu niên trên địa bàn TP trong giai đoạn hiện nay cần đặc biệt chú trọng tới những đối tượng thanh thiếu niên tự do, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, những thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật. Ban Chỉ đạo công tác Thanh niên TP yêu cầu đẩy mạnh việc tuyên truyền PBGDPL cho thanh thiếu niên, nghiên cứu xây dựng mô hình mới, sáng tạo để PBGDPL cho thanh thiếu niên tự do, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, những thanh thiếu niên có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, để công tác PBGDPL thực sự có hiệu quả còn cần nhận được sự quan tâm, đầu tư và tham gia tích cực, chủ động của toàn xã hội, của cả cộng đồng. Bà Vũ Thị Thanh Tú - Trưởng phòng PBGDPL (Sở Tư pháp Hà Nội) |