“Đúng là tôn giáo có thể bị lũng đoạn… khi mọi người nghĩ rằng có thể làm thay ý Chúa, biến Chúa thành tài sản cá nhân của họ,” Giáo hoàng nói trước hàng nghìn giáo dân tại nhà thờ Saint Peter.
“Chủ nghĩa độc thần, niềm tin vào Chúa, được coi là cực đoan, nguyên nhân gây ra sự không chấp nhận lẫn nhau, vì bản chất nó là như thế, vì nó đòi hỏi sự tin tưởng thành khẩn duy nhất, có vẻ như áp đặt với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong khi không thể phủ nhận những vận dụng sai lầm tôn giáo trong lịch sử, cho rằng phủ nhận Chúa sẽ dẫn tới hòa bình là hoàn toàn không đúng.”
Giáo hoàng nói trước hàng nghìn giáo dân tại nhà thờ Saint Peter (Nguồn: AFP)
“Nhiều thế kỷ qua, trong khi vẫn có việc vận sụng sai lầm tôn giáo, sự hòa hợp và những điều tốt đẹp cũng đã không ngừng nảy nở từ niềm tin vào Chúa,” Benedict nói. Trong nhiệm kỳ Giáo hoàng của mình, ông đã đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại bạo lực tôn giáo.
Vị thủ lĩnh 85 tuổi của 1,1 tỉ người Công giáo La Mã cũng nói tốc độ quá nhanh của đời sống hiện tại khiến người ta có ít thời gian cho Chúa, và kêu gọi thêm đức tin để dành chỗ cho những người nghèo và sự đau khổ.
“Tôi cứ nhớ mãi lời Phúc âm không còn chỗ trong phòng trọ cho họ,” ông nói, nhắc tới câu chuyện về sự ra đời của Chúa trong một chuồng ngựa vì Mary và Joseph không thể tìm thấy chỗ trong quán trọ. “Câu hỏi đó đặt ra là không tránh khỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Mary và Joseph gõ cửa nhà tôi. Liệu có chỗ cho họ không? Chúng ta có quay lưng lại với Chúa không? Không hề có chỗ cho ngài sao, trong mong muốn và cảm xúc của chúng ta?”
Ông cũng chê trách sự ám ảnh của xã hội hiện đại với lối sống tốc độ và những tham vọng cá nhân: “Chúng ta càng sống nhanh, các thiết bị càng giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, thì chúng ta lại càng có ít thời gian. Và Chúa? Câu hỏi về Chúa có vẻ chưa bao giờ là khẩn cấp. Lịch của chúng ta đã kín mất rồi,” Benedict, sinh ở Đức, nói.
Ông cũng lên tiếng kêu gọi hòa bình cho thị trấn mà Chúa ra đời, Bethlehem, “và những nơi đức ngài đã sống, truyền đạo và chịu đau đớn.” “Hãy cầu nguyện cho những ai đang sống trong đau khổ. Hãy cầu nguyện cho hòa bình đến với mọi vùng đất. Hãy cầu nguyện cho những người Israel và Palestine có thể sống trong hòa hợp và trong tự do.”
Ông cũng gửi lời cầu nguyện cho Lebanon, Syria, Iraq và các nước láng giềng “rằng hòa bình sẽ đến, người Công giáo ở những vùng đất mà đức tin của chúng ta đã ra đời có thể tiếp tục sống ở đó, rằng người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo có thể cùng chung tay xây dựng những đất nước của họ trong hòa bình.”