Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online với chủ đề: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động”.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

1- Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội

2- Luật sư Nguyễn Quốc Việt

3- Bà Phạm Thu Hương - Tư vấn viên pháp luật

Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 1
Ông Phạm Văn Dùng - Trưởng ban Báo Điện tử Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời tham gia buổi Giao lưu - Tọa đàm trực tuyến.
Nội dung giao lưu:
Phùng Thành Phúc - Sóc Sơn, Hà Nội. Email: thanhphuc@gmail.com
Hợp đồng lao động được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
Khi tìm hiểu về nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động, tôi xin chia sẻ với độc giả về Hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Về hình thức hợp đồng lao động có hai hình thức: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản.

Riêng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (bằng miệng).

Hợp đồng lao động được giao kết dựa trên hai nguyên tắc:

Một là, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Hai là, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
 
Ngô Hoàng Bảo Ly - Tây Tựu, Hà Nội.
Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
- Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

- Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
 
Phạm Tú Anh - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Email: anh91@gmail.com
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Có hai nghĩa vụ chính trong việc cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng quy định.

Thứ nhất, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

Thứ hai, Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
 
Hoàng Anh Minh - Đống Đa, Hà Nội
Có những Loại hợp đồng lao động nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
 
Nghiêm Văn Doanh - Láng Hạ, Hà Nội
Thời gian thử việc và Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
- Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

- Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

- Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 2
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội trả lời trực tuyến
 
Nguyễn Khắc Hoàng - Đan Phượng, Hà Nội. Email: hoang83@gmail.com
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

-  Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

-  Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

-  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

-  Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.

Đó là những nội dung chính của Hợp đồng lao động cần phải có.
 
Trần Thị Hoa - Phú Xuyên - Hà Nội. Email: tranthihoa88@gmail.com
Tôi làm việc tại Công ty An Việt loại Hợp đồng có xác định thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, với mức lương được trả là 3.500.000đ, trả vào ngày 30 dương lịch hàng tháng. Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng tôi được lĩnh trễ hơn so với thỏa thuận trong Hợp đồng lao động. Do đó, qua 3 tháng làm việc, tôi quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 3 ngày làm việc, tôi đã chấm dứt hợp đồng. Vậy trong trường hợp này tôi chấm dứt HĐLĐ báo trước có 03 ngày là đúng hay sai? 
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Trường hợp bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:

Tại điểm b khoản 1; điểm a khoản 2. Điều 37 bộ luật lao động năm 2012 quy định:

Khoản 1 - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây.

Điểm b- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Khoản 2 - Khi  đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

Điểm a - ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và g khoản 1 điều này.

Từ viện dẫn quy định  pháp luật nêu trên, chị  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty An Việt là đúng quy định của pháp luật lao động.
 
Trọng Nhi - Hà Đông, Hà Nội
 Khi người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
 
Nguyễn Văn An - Vĩnh Phúc. Email: nguyenan2003@gmail.com
Tôi là An đã làm việc tại Công ty Hùng Tiến được 10 năm, loại HĐ không xác định thời hạn( từ năm 2005 đến năm 2015) và công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho anh An từ tháng 1/2009. Vào tháng 9/2015, anh An lên trình bày với Trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại công ty. Được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Bảo hiểm thất nghiệp. Trưởng phòng nhân sự trả lời như vậy có đúng không ?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Tôi xin trả lời anh An như sau:

Căn cứ vào điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012 trợ cấp thôi việc:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,9 và 10 điều 36 của bộ luật này, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động

đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Theo quy định của pháp luật nêu trên, công ty Đồng Tiến phải trả trợ cấp thôi việc cho anh An từ năm 2005 đến ngày 31/12/2008 (thời gian làm việc là 04 năm) mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương. Thời gian đóng bảo hiển thất nghiệp 06 năm, Sau khi nghỉ việc nếu anh An chưa xin được việc làm anh An phải đăng ký thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo luật việc làm.
 
Võ Nguyễn Vinh Quy - Ba Vì - Hà Nội. Email: voquy@gmail.com
Các trường hợp nào người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Bộ Luật Lao động quy định các trường hợp sau được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Để nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Lê Uyên Phương - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: uyenphuong@gmail.com
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp như sau:

Căn cứ theo điều 37 của Bộ Luật Lao động, thứ nhất, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 3
Bà Phạm Thu Hương - Tư vấn viên pháp luật trả lời trực tuyến
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Thứ hai, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Thứ 3, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
 
Lê Minh Nghĩa - Thanh Trì - Hà Nội. Email: nghiaminh89@gmail.com
Tôi có bạn là anh Phương làm việc tại Công ty TNHH Sao Đỏ, theo HĐLĐ có thời hạn 24 tháng (từ 01/10/2013 đến 01/10/2015). Đến tháng 6/2015, anh Phương được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Sao Đỏ, nhiệm kỳ 2015-2017 (cán bộ công đoàn không chuyên trách) Ngày 15/9/2015, công ty thông báo bằng văn bản chấm dứt HĐLĐ với anh Phương vào thời điểm 01/10/2015 vì thời hạn HĐLĐ giữa công ty với anh Phương hết hiệu lực. Anh Phương đề nghị Công ty gia hạn HĐLĐ nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết. Công ty Sao đỏ chấm dứt HĐLĐ với anh Phương là đúng hay sai? Nếu sai, anh Phương phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? 
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Tôi xin trả lời bạn như sau:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 192 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng  lao động thi được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm.

Như vậy theo quy định của pháp luật nêu trên, công ty Sao Đỏ phải gia hạn hợp đồng lao động cho anh Phương đến hết nhiệm kỳ (2014-2016). Việc công ty Sao đỏ chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh Phương là không đúng với quy định pháp luật lao động nêu trên.

Anh Phương và ban chấp hành công đoàn cơ sở công ty phải báo cáo vụ việc đến ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở và cơ quan quản lý nhà nước về lao động đị phương (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để được can thiệp giải quyết.
 
Nguyễn Trọng Hòa - Ứng Hòa - Hà Nội. Email: hoanguyen79@gmail.com
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  trong những trường hợp nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Một khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
 
Nguyễn Thị Lợi - Mê Linh - Vĩnh Phúc. Email: nguyenthiloivp@gmail.com
Xin chào luật sư, tôi là Nguyễn Thị Lợi ở tỉnh Vĩnh Phúc hỏi, con trai tôi 16 tuổi không đi học nữa, nay cháu xin vào làm bảo vệ tại một công ty cổ phần. Công ty đồng ý ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với cháu là 01 năm. Để được ký hợp đồng lao động, công ty yêu cầu là phải được sự đồng ý của bố mẹ (người đại diện). Công ty yêu cầu như vậy có đúng không?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Cám ơn chị đã đặt câu hỏi, đối với trường hợp này tôi xin trả lời chị như sau:

Tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012 qui định: Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Theo quy định của pháp luật nêu trên, công ty yêu cầu phải có sự đồng ý của bố mẹ cháu trước khi nhận cháu vào làm việc là đúng với qui định của pháp luật.
Nguyễn Thị Trang - Văn Giang - Hưng Yên. Email: trangtam89@gmail.com
Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người sử dụng lao động phải thực hiện những nghĩa vụ như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
 
Đồng Văn Quy - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: quybt@gmail.com
Tôi được một công ty nhận vào làm việc, ký hợp đồng lao động xác định thời hạn là 2 năm, mức lương 5 triệu đồng /1 tháng, thời gian thử việc là 1 tháng, được công ty trả 70% mức lương trong thời gian thử việc. Công ty cho thử việc có 1 tháng và trả mức lương thử việc như trên có đúng quy định của pháp luật không?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Tôi xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tại Điều 28 Bộ luật Lao động quy định:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Từ viện dẫn quy định pháp luật nêu trên , công ty cho anh Q thử việc 1 tháng là đúng còn việc trả lương (70% mức lương) cho anh Q trong thời gian thử việc là không đúng với quy định của pháp luật.
 
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 4
Luật sư Nguyễn Quốc Việt trả lời trực tuyến
Ngọc Lê Chung - Long Biên - Hà Nội. Email: ngoc69@gmail.com
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như thế nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động có những nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động.
 
Thái Thanh Hương - Nam Từ Liêm - Hà Nội. Email: thanhhuong88@gmail.com
Tôi làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước từ năm 2000. Tháng 6/2015 tôi chuyển công tác đến một cơ quan hành chính sự nghiệp (được sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp) sau khi chuyển công tác tôi yêu cầu công ty thanh toán trợ cấp thôi việc thời gian làm việc tại doanh nghiệp thì được doanh nghiệp trả lời là chuyển công tác thì không được trợ cấp thôi việc. Công ty trả lời như vậy có đúng không?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Tôi xin trả lời bạn về vấn đề này như sau:

Theo khoản 3 điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Bạn có đơn xin chuyển công tác được sự đòng ý của người sử dụng lao động, được hiểu là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 48 Bộ luật Lao động quy định: Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Như vậy theo quy định của pháp luật nêu trên doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho ban thời gian bạn làm việc tại doanh nghiệp mà người sử dụng lao động chưa tham gia BHTN cho người lao động.
 
Nguyễn Thị Mai - Vân Đình, Hà Nội
Các trường hợp châm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
 
Lê Phúc Thịnh (Nam) - Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty TNHH Thiên Phú mới mua thêm một chiếc xe tải để phục vụ công việc hằng ngày nhưng chưa có lái xe nên mời tôi lái tạm trong thời hạn 2 tháng trong lúc Công ty tuyển thêm lái xe. Trong trường hợp này tôi có phải ký hợp đồng lao động không?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Theo quy định tại khoản 2, điều 16 Bộ luật lao động: Đối với công việc có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên làm việc với công ty để được ký kết hợp đồng lao động, ràng buộc quyền lợi của mình với công ty.
 
Vũ Mạnh Hà - Đống Đa - Hà Nội. Email: vuha86@gmail.com
Tôi được nhận vào làm việc tại 1 công ty, trước khi được ký hợp đồng làm việc công ty yêu cầu tôi phải đặt bằng tốt nghiệp đại học (bản gốc) nếu không đặt bằng đại học thì phải đặt cọc 5 triệu đồng, công ty yêu cầu người lao động như vậy có đúng không? 
Luật sư Nguyễn Quốc Việt:
Tại Điều 20 Bộ luật Lao động quy định: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Từ viện dẫn quy định pháp luật nêu trên công ty yêu cầu người lao động phải đặt bằng đại học gốc hoặc đặt tiền mới ký hợp đồng lao động là trái với quy định của pháp luật lao động 
 
Nguyễn Hữu Thanh Bình - Đông Anh - Hà Nội. Email: binhthanh80@gmail.com
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
 
Mai Dương Liên - Xuân Đỉnh - Hà Nội. Email: lienduong81@gmail.com
Hợp đồng lao động vô hiệu trong những trường hợp nào?
Tư vấn viên pháp luật Phạm Thu Hương:
Tôi xin trả lời như sau, theo điều 50 Bộ luật lao động, hợp đồng lao đồng bị vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người ký kết h
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 5
TAG:
Giao lưu trực tuyến: “Một số quy định về thực hiện hợp đồng lao động” - Ảnh 6