Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sáng nay 25/9, các khách mời đã có mặt tại tòa soạn báo Kinh tế & Đô thị để tham gia buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan lĩnh vực "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng ".

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 1
Tổng biên tập báo Kinh tế& Đô thị Tạ Việt Anh tặng hoa cho lãnh đạo Sở Xây dựng tham gia buổi giao lưu trực tuyến
 
Tham gia buổi giao lưu có:

- Ông  Trần Đức Học - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

- Ông  Phan Văn Bảo- Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

- Ông  Trần Viết Ngôn - Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội
 

 Dưới đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu:

Nguyễn Ngọc Hoàng, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân: Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong 17 tháng (tính đến ngày 31/5/2012) lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Các lực lượng liên quan đã cưỡng chế phá dỡ 600 công trình vi phạm và yêu cầu tự phá dỡ trên 300 công trình khác. Hiện còn tồn đọng gần 800 công trình chưa được giải quyết. Vậy số vụ việc này có giải quyết dứt điểm được không, cách thức xử lý như thế nào để đảm bảo kỷ cương khi số lượng công trình quá lớn?

Ông Trần Đức Học - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

 

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 2

Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội Trần Đức Học đang trả lời trực tuyến 

 Các số liệu trên là các vụ việc tồn đọng (chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để) từ tháng 01/2010 đến tháng hết tháng 5/2012 do UBND các quận, huyện, thị xã rà soát thống kê theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 3177/UBND-QHXDGT ngày 27/4/2012.

Đối với những vụ việc tồn đọng (chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để):

Tại thông báo Kết luận 151/TB-UBND ngày 13/6/2012 Thành phố đã chỉ đạo:

“- Giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật, xong dứt điểm trong quý III/2012. Cùng với xử lý các công trình vi phạm, tiến hành xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm.

- Đối với các huyện xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhiều công trình trên đất nông nghiệp như: Quốc Oai, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Thạch Thất, Mỹ Đức, Ba Vì…giao Chủ tịch UBND huyện báo cáo thống nhất trong cấp ủy địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kiên quyết, triệt để, lập lại trật tự quản lý đất đai và đảm bảo ổn định tình hình ở địa phương”…

Về cách thức xử lý vi phạm:

- Sở Xây dựng chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ và đôn đốc việc xử lý vi phạm của UBND các quận, huyện, thị xã; trực tiếp xử lý một số vụ việc vi phạm theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

- Trong quá trình xử lý các vi phạm, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có thể quyết định thành lập đoàn thanh tra hoặc tổ công tác liên ngành để kịp thời xử lý nghiêm những vụ việc nổi cộm, phức tạp, bức xúc; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự phải chuyển cơ quan điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

- Trước mắt thực hiện Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội; ngày 03 tháng 7 năm 2012, Sở xây dựng Hà Nội đã tổ chức công bố Quyết định số 2694/QĐ-UBND; đã lập và triển khai kế hoạch số 02/KH-SXD-TTr(ĐKT) để “kiểm tra các quận, huyện và thị xã về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về chống lấn chiếm đất đai, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đoàn Kiểm tra đã và đang tiến hành kiểm tra tại quận, huyện và thị xã; Kết quả tổng hợp sẽ được Sở Xây dựng báo cáo Thành phố cuối tháng 9/2012.

Lê Minh Tuấn, phường Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng: Các công trình vi phạm trật tự xây dựng đang là điểm nóng về tính chất cũng như mức độ vi phạm như công trình 55A, 55B, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm và 06 công trình tại phường Bùi Thị Xuân… đã được xử lý như thế nào, kết quả xử lý như thế nào?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 3

 

Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội  Phan Văn Bảo đang trả lời trực tuyến

* Đối với công trình 55A, 55B, 53D phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm:

Ngày 19/4/2012 UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư công trình. Hiện chủ đầu tư đang tháo dỡ các hạng mục vi phạm.

Đến nay, Chủ đầu tư đã phá dỡ tới tầng 10 (tầng 1 có tầng lửng), chiều cao công trình còn vượt 0,45 m so với thiết kế được duyệt. Sở Xây dựng đang phối hợp đôn đốc quận Hoàn Kiếm xử lý triệt để vi phạm. Đến nay, Chủ đầu tư đang tiếp tục phá dỡ trần tầng 10 và tum thang.

* Các công trình xây dựng vi phạm TTXD tại phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng):

Theo báo cáo của UBND quận Hai Bà Trưng  tại văn bản số 773/BC-UBND ngày 27/7/2012 trong 06 công trình xây dựng vi phạm có 05 công trình Chủ đầu tư đã có đơn xin tự tháo dỡ; 01 công trình chưa có đơn xin tự tháo dỡ với lý do Chủ đầu tư đã ký hợp đồng cho thuê nhà từ 01/10/2011. Đến ngày 26/7/2012 có 05 công trình tại các địa chỉ: 19, 22 Triệu Việt Vương; 135-137 Bùi Thị Xuân; 67, 87 Mai Hắc Đế chủ đầu tư đã triển khai tự tháo dỡ theo phương án đã lập, có sự giám sát của UBND phường.

Do tiến độ tự phá dỡ của các chủ đầu tư không đảm bảo theo yêu cầu, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành các Quyết định cưỡng chế phá dỡ số 2657/QĐ-UBND ngày 08/8/2012, 2658/QĐ-UBND ngày 08/8/2012, 2659/QĐ-UBND ngày 08/8/2012, 2660/QĐ-UBND ngày 08/8/2012, 2759/QĐ-UBND ngày 14/8/2012, 2760/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 đối với các công trình vi phạm nêu trên.

Hiện nay, Chủ đầu tư và đơn vị phá dỡ đang tập trung tháo dỡ các công trình: 67 Mai Hắc Đế, 86 Mai Hắc Đế, 135-137 Bùi Thị Xuân, 22 Triệu Việt Vương và 19 Triệu Việt Vương.

*Công trình xây dựng không phép 05 tầng do Học Viện Phật giáo Việt Nam làm Chủ đầu tư tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn:

Đoàn thanh tra liên ngành đã có kết luận số 3864/SXD(TTr-ĐTTLN) ngày 21/6/2012. UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xử lý tại Thông báo kết luận số 193/TB-UBND ngày 25/7/2012.

 Ngày 16/8/2012, Đoàn thanh tra liên ngành phối hợp với  Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn tổ chức buổi làm việc với Học viện Phật giáo Việt Nam và công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội. Hai đơn vi đã thống nhất cách xử lý của Đoàn liên ngành.

Hiện nay, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 5801/TTr-SXD ngày 10/9/2012 gửi UBND Thành phố Hà Nội đề xuất xử phạt hành chính đối với Học viện Phật giáo Việt Nam; đồng thời đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở QHKT, Sở TNMT giải quyết các công việc tiếp theo như đề xuất của Sở Xây dựng.

Bích Hà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ, việc phá dỡ công trình phải có phương án phá dỡ (trừ các công trình quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 180/2007/NĐ-CP). Với quy định như trên người dân phải hiểu và thực hiện như thế nào?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định 180/2007/N Đ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ:

“Những trường hợp không phải phê duyệt phương án phá dỡ:

a) Công trình xây dựng tạm;

b) Bộ phận công trình, công trình xây dựng có độ cao từ 3m trở xuống so với nền đất;

c) Móng công trình xây dựng là móng gạch, đá; móng bê tông độc lập không liên kết với những công trình lân cận”.

Như vậy Khoản 3 Điều 25 Nghị định 180/2007/N Đ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định về các trường hợp không phải phê duyệt phương án phá dỡ chứ không quy định về các trường hợp không phải lập phương án phá dỡ. Việc phá dỡ công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 25: “phải có phương án nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình phá dỡ”.

Thanhha0808@gmail.com : Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo phải xử lý nghiêm cả công trình vi phạm và cán bộ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng, phải tiến hành thanh tra công vụ để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể. Đây là vấn đề mà người dân rất quan tâm vì xử lý cán bộ có nghiêm thì mới mong xiết lại kỷ cương trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Vậy việc xử lý cán bộ đã được thực hiện hay chưa, mức độ xử lý kỷ luật như thế nào?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

 

Tại thông báo Kết luận 151/TB-UBND ngày 13/6/2012 của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo tại cuộc họp kiểm điểm tình hình công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo”.

 

“Giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật, xong dứt điểm trong quý III/2012. Cùng với xử lý các công trình vi phạm, tiến hành xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm”.

 

Thành phố đã ban hành Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó có nội dung kiểm tra xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có vi phạm liên quan (theo báo cáo của các tổ công tác).

 

Nhìn chung, cùng với việc tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng; các quận (huyện), thị xã đều đã triển khai việc xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm. Tính đến ngày 10/9/2012: Tại 9 quận, huyện đã xem xét xử lý kỷ luật khiển trách 40 trường hợp, cảnh cáo 06 trường hợp, buộc thôi việc 02 trường hợp.

 

Sở Xây dựng sẽ tổng hợp kết quả và báo cáo UBND thành phố khi kết thúc đợt kiểm tra.

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 4

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

Minh Phương - Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội: Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng đã bị phát hiện và xử lý, có những công trình mức độ vi phạm cũng nghiêm trọng, tuy nhiên ngoài việc xử lý công trình thì trên các phương tiện thông tin đại chúng không nêu rõ vấn đề xử lý cán bộ của chính quyền địa phương, cán bộ thanh tra xây dựng. Đề nghị Sở Xây dựng cho biết rõ hơn về việc xử lý trách nhiệm của cán bộ mỗi khi có công trình vi phạm bị phát hiện, xử lý?

Ông Trần Đức Học - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

Theo quy định tại Quyết định số 89/2007/Q Đ-UBND ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ”Thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh“: tại khoản 2, Điều 13 đã nêu rõ việc xử lý vi phạm đối với các cá nhân có liên quan như sau:

a) Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ cấp phép xây dựng, Thanh tra viên và các cán bộ, công chức liên quan vi phạm những hành vi bị cấm quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

b) Thanh tra viên không phát hiện kịp thời các công trình vi phạm, không lập biên bản đình chỉ vi phạm kịp thời, không trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường, Thanh tra xây dựng cấp quận hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận ra quyết định xử lý vi phạm hành chính và đình chỉ thi công xây dựng, cưỡng chế công trình vi phạm theo thời hạn và trình tự quy định tại các Điều 9 và 10 Quyết định này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, phải bồi thường thiệt hại hoặc bị xử lý trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường, Chánh Thanh tra xây dựng cấp quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận không ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ theo thời hạn và trình tự quy định tại các Điều 9 và 10 Quyết định này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, phải bồi thường thiệt hại hoặc bị xử lý trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức phải thực hiện theo quy định tại Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Để làm rõ nội dung này trách nhiệm thuộc về Thanh tra nhà nước các quận huyện và Sở Nội vụ.

hoa nguyen386@gmail.com: Công trình vi phạm TTXD bị xử lý thế nào? Phường Thổ Quan – Đống Đa Chúng tôi là những người dân ở ngõ 256, Đê La Thành, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ chủ trương của Thành ủy và UBND Thành phố HN về việc quản lý nghiêm TTXD ở Hà Nội. Cạnh nhà chúng tôi có công trình xây dựng chung cư mi ni tại số nhà 46E (số 14 mới), ngõ 256, Đê La Thành vi phạm TTXD: Xây sai GPXD, sai thiết kế, xây hết đất, mở hàng chục các cửa sổ, cửa ra vào ban công trái phép sang các hộ liền kề, xâm phạm không gian, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhiều gia đình. Chúng tôi đã làm đơn đề nghị các cấp chính quyền giải quyết. Hiện công trình 46E này đã bị đình chỉ thi công từ 17/7/2012 do vi phạm TTXD... Gần đây có thông tin quận Đống đa đã ra Quyết định cưỡng chế công trình sai phạm 46E này. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy thực hiện. Vậy chúng tôi xin được giải thích: 1/ Công trình vi phạm TTXD 46E bị xử lý theo điều luật nào ? 2/ Người dân chúng tôi (những người đã làm đơn tố cáo công trình sai phạm 46E) có được các cơ quan có thẩm quyền trả lời cho biết khi yêu cầu: Công khai nội dung GPXD, thiết kế được duyệt, nội dung Quyết định đình chỉ và Quyết định cưỡng chế.? Nếu đã yêu cầu nhiều lần mà vẫn không được chính quyền cho biết thì có đúng không ? 3/ Khi đã có quyết định cưỡng chế, thì cấp chính quyền nào sẽ thực hiện , xử lý, giám sát … Quyết định này có thời hạn và hiệu lực bao nhiêu ngày? 4/ Nếu công trình vi phạm 46E không bị xử lý, hoặc bị xử lý nhưng không triệt để các sai phạm TTXD hoặc có thể tái diễn các vi phạm… trách nhiệm thuộc về ai, chúng tôi cần phải đề nghị cấp chính quyền nào giải quyết để bảo đảm quyền lợi, và trên hết là tính nghiêm minh của pháp luật? (theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Hà Nội) 5/ Có quy định điều kiện cụ thể nào cho xây dựng Chung cư mini?

Ông Trần Viết Ngôn – Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng

 

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 5

Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Trần Viết Ngôn đang trả lời trực tuyến

Với trường hợp này sẽ xử lý theo Điều 13 của Nghị định 180/NĐ-CP ban hành ngày 7/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật XD về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Người dân đã có đơn thư tố cáo thì theo quy định của pháp luật phải có trả lời, thông báo cho người dân biết. Nếu người dân đã yêu cầu nhiều lần về việc được biết nội dung giấy phép, thiết kế được duyệt, quyết định đình chỉ, quyết định cưỡng chế… mà không được chính quyền cho biết là sai. Trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn).

Khi đã có quyết định cưỡng chế thì Chủ tịch UBND phường sở tại phải tổ chức thực hiện. Các cơ quan giám sát gồm có thanh tra xây dựng quận và các cơ quan tư pháp của quận.

Quyết định cưỡng chế có hiệu lực ngay. Thời gian thực hiện thì phụ thuộc vào quy mô công trình, phương án tháo dỡ, kế hoạch tổ chức thực hiện. Nhưng thời gian bắt đầu thực hiện không quá 30 ngày kể khi ký quyết định cưỡng chế.

Nếu công trình vi phạm không bị xử lý, tái phạm trách nhiệm vẫn thuộc về chính quyền cơ sở. Các quy định hiện hành đã có quy định rất rõ ràng về việc phân cấp trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng theo từng cấp phường, quận.

Hiện chưa có quy định về việc xây dựng chung cư mini trong các ngõ nhỏ, chật hẹp. Tuy nhiên, trong quá trình thụ lý hồ sơ cấp phép, cán bộ thụ lý phải căn cứ vào các điều  kiện, quy định tại Quyết định 04/2010/QĐ-UB ngày 20/01/2010 và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành để xem xét, quyết định quy mô công trình.

 

Đặng Văn Nam, xã Kim Chung, Hoài Đức:
Xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không có công trình thủy lợi, nằm xen kẹp trong khu dân cư thì bị xử lý như thế nào, áp dụng các văn bản pháp luật nào, cơ quan nào ra quyết định cưỡng chế phá dỡ?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Việc xây dựng nói trên là hành vi xây dựng không phép trên đất không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng; các biện pháp xử lý theo quy định hiện hành được nêu tại Điều 12 khoản 1 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007

Theo quy định tại Quyết định số 89/2007/Q Đ-UBND ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tại tại khoản 2, Điều 10 (về Trình tự cưỡng chế phá dỡ công trình) đã nêu rõ:

“Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm hoặc vắng mặt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường ra quyết định cưỡng chế phá dỡ bộ phận công trình vi phạm và tổ chức phá dỡ”.

Trần Anh Tuấn - Hà Nội: Năm 1989, vợ con ông C bán cho bà D mảnh đất lưu không với diện tích 35m2, nhưng khi XD thì DT lại thành 38 m2. Nhà A sửa chữa nhà cấp 4 trên đất lưu không được xây dựng năm 1989. Tuy nhiên, khi thay mái từ broxi- mang thành mái tôn và nâng chiều cao ngôi nhà đã bị nhà B khiếu kiện. Chính quyền phường đã yêu cầu nhà A hạ thấp chiều cao nhà về vị trí ban đầu, nhà A đã thực hiện xong và có sự ghi nhận chứng kiến của nhà B. Nhà A tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện xong và vào ở. Tuy nhiên sau đó nhà B lại khiếu kiện cho rằng, nhà A lợi dụng ngày nghỉ lễ đã làm trở lại vị trí ban đầu khi chưa khắc phục việc hạ mái theo yêu cầu của chính quyền phường và yêu cầu phá dỡ. Nhà A không đồng ý. chính quyền đã tiến hành hòa giải nhiều lần song không có kết quả do vậy không giải quyết dứt điểm việc này. Xin quý báo tư vấn cách giải quyết hiệu quả nhất?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Công trình đang tồn tại xây trên đất chưa đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng. Để xử lý dứt điểm vụ việc này, UBND phường phải xem xét các yếu tố tiện và bất tiện và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, tránh tình trạng kéo dài mâu thuẫn giữa các hộ gia đình.

Vũ Ngọc Giao, quận Ba Đình: Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành uỷ - HĐND – UBND Thành phố Hà Nội với Lãnh đạo các quận, huyện, sở, ban, ngành về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày 26/6/2012, ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành Uỷ Hà Nội cho biết:”riêng phố Bùi Thị Xuân có 08 công trình thì 07 công trình sai phép. Đơn cử như công trình tại số 19 Triệu Việt Vương của công ty Kim khí màu Bắc Hà được xây 9 tầng lên 12 tầng, diện tích vi phạm là 1.057 m2…Ở đây có việc Sở Xây dựng làm trái các văn bản quy định của pháp luật và của UBND Thành phố để có lợi cho chủ đầu tư…Lực lượng thanh tra và chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý và có động thái tiếp tay, dung túng, hợp thức hoá cho sai phạm của chủ đầu tư”. Đề nghị Sở Xây dựng cho biết nội dung sự việc nêu trên?

Ông Trần Đức Học- Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

Vấn đề bạn hỏi: "Ở đây có việc Sở Xây dựng làm trái các văn bản quy định của pháp luật và của UBND Thành phố để có lợi cho chủ đầu tư…", tôi xin khẳng định không có việc này. Vì: Các công trình xây dựng tại phố Bùi Thị Xuân như đã nêu trên là các công trình xây dựng do UBND quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép xây dựng.

Theo các văn bản quy định về công tác quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt thực hiện Quyết định 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc quản lý xây dựng công trình đã được thực hiện cụ thể, rõ ràng theo chức năng và thẩm quyền, nên cơ bản đã tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm quản lý, tạo sự chủ động cho các cấp, các ngành. Cụ thể:

- UBND phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng được cấp và hồ sơ thiết kế được phê duyệt đối với tất cả các công trình trên địa bàn, kịp thời phát hiện, đình chỉ thi công các công trình xây dựng vi phạm trên địa bàn. Trực tiếp giúp việc cho UBND cấp xã trong quản lý công trình xây dựng theo giấy phép là Thanh tra xây dựng cấp xã .

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 6

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

- UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đối với tất cả các công trình bao gồm cả công trình có giấy phép xây dựng và công trình được miễn giấy phép xây dựng; Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng. Trực tiếp giúp việc cho UBND cấp huyện là Thanh tra xây dựng cấp huyện.

- Ở cấp Thành phố, Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện thanh tra chuyên ngành xây dựng, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động xây dựng và xử lý các công trình vi phạm theo thẩm quyền. Đôn đốc, theo dõi tổng hợp tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Với trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. Sau khi phát hiện một số công trình xây dựng tại phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà trưng có biểu hiện xây dựng sai phép, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm tại các công trình đã nêu.

Hiện nay Đoàn kiểm tra theo Quyết định 2694/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội do Sở Xây dựng chủ trì đang tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc UBND quận Hai Bà Trưng xử lý công trình vi phạm TTXD theo thẩm quyền.

UBND quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu Chủ đầu tư các công trình xây dựng sai phép đình chỉ thi công, tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép. Hiện nay, Chủ đầu tư các công trình xây dựng sai phép đang tự tháo dỡ phần vi phạm. Tuy nhiên  tiến độ tự tháo dỡ của Chủ đầu tư còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành các Quyết định cưỡng chế đối với Chủ đầu tư các công trình xây dựng sai phép, dự kiến đến hết quý III/2012 sẽ xử lý xong. Ngoài ra, UBND quận Hai Bà Trưng đã thành lập Đoàn thanh tra công vụ để tiến hành thanh tra các tổ chức, cá nhân có biểu hiện buông lỏng quản lý, để xảy ra các vụ vi phạm trật tự xây dựng nêu trên.

Lý Tuấn Bình, quận Đống Đa, HN: Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong 17 tháng lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Hà Nội có 577 xã, phường, thị trấn; trong đó có 154 phường. Tính ra trung bình mỗi đơn vị cấp phường xã chỉ phát hiện và xử lý 03 vụ/17 tháng. Đề nghị Sở Xây dựng cho biết số liệu trên có phản ánh đúng thực trạng về việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

 

Số liệu đã nêu trên được Sở Xây dựng tổng hợp theo số liệu báo cáo của các quận (huyện), thị xã trên địa bàn Thành phố (theo yêu cầu của UBND Thành phố tại văn bản số 3177/UBND-QHXDGT ngày 27/4/2012). Kết quả này chỉ phản ánh các vụ việc vi phạm đang được các quận, huyện, xã phường xử lý, xử lý chưa xong, chưa dứt điểm, trong đó các vi phạm xây dựng sai phép (tập trung chủ yếu ở nội thành), xây dựng lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép (tập trung chủ yếu ở ngoại thành)….

 

Thực hiện Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND Thành phố Hà Nội. Hiện nay, Đoàn kiểm tra liên ngành đang triển khai kế hoạch số 02/KH-SXD-TTr(ĐKT) để “kiểm tra các quận, huyện và thị xã về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về chống lấn chiếm đất đai, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, kiểm tra, trực tiếp đôn đốc việc phân loại xử lý dứt điểm các vi phạm nêu trên trong quý III/2012.

 

Kết quả tổng hợp sẽ được Sở Xây dựng báo cáo Thành phố sau khi kết thúc kiểm tra theo kế hoạch. Khi đó sẽ có đánh giá sát thực về thực trạng việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

tranthulan13@gmail.com: Giải pháp nào khắc phục tình trạng chủ đầu tư xây dựng công trình với các hộ lân cận không thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại đối với sự cố công trình xây dựng làm sụt, lún, nứt hộ liền kề hay trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ năng lực tài chính để bồi thường cho sự cố mình gây ra (vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây mất an toàn cho dân cư, thiệt hại về kinh tế khi công trình bị đình chỉ)?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

1. Giải pháp ngăn ngừa xảy ra sự cố làm sụt, lún, nứt hộ liền kề:

Ngày 17/3/2009, UBND Thành phố ký Quyết định số 55/2009/QĐ-UBND ban hành “quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội”.

- Tại Điều 3 (về công tác khảo sát) quy định:

“1. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, khi lập dự án phải khảo sát kỹ hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình trên mặt bằng thi công và các công trình liền kề để có biện pháp bảo đảm an toàn các công trình đã có.

3. Đối với các công trình xây xen, trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thông báo cho chính quyền cơ sở, chủ công trình liền kề về quy mô, thời gian xây dựng công trình, các biện pháp tổ chức khảo sát, thi công công trình bảo đảm an toàn, cam kết đền bù khi việc thi công làm hư hỏng công trình liền kề.

Chủ đầu tư có trách nhiệm khảo sát hiện trạng và lập Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình liền kề. Hồ sơ khảo sát hiện trạng công trình liền kề có thể thực hiện bằng cách chụp ảnh, đo vẽ, lập sơ đồ và cần lập thành biên bản có xác nhận của chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình liền kề, đại diện chính quyền địa phương.

Chủ đầu tư phải chủ động làm việc với chủ sở hữu, sử dụng công trình liền kề và phối hợp với chính quyền địa phương để thống nhất kế hoạch khảo sát hiện trạng. Trường hợp chủ công trình liền kề không đồng ý cho khảo sát, chủ đầu tư thực hiện khảo sát mặt ngoài có sự chứng kiến và ký vào biên bản khảo sát của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, đại diện tổ dân phố”.

Đối với các công trình có tầng hầm phải thực hiện theo chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng.

- Tại Điều 8 (về An toàn trong thi công công trình) quy định:

“c) Nhà thầu thi công xây dựng lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và các công trình liền kề, khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công và báo cho Chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý. Nếu cố tình không thông báo kịp thời để gây ra sự số thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

d) Nhà thầu thiết kế phải thực hiện giám sát tác giả thường xuyên để kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình thi công xây dựng”.

2. Việc xử lý giải quyết khi xảy ra sự cố làm sụt, lún, nứt hộ liền kề:

Được thực hiện theo quy định tại Điều 12 (về Giải quyết hư hỏng công trình liền kề), cụ thể như sau:

“Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình xây dựng mới (kể cả cải tạo, nâng cấp) phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với việc hư hỏng, các công trình liền kề nếu nguyên nhân được xác định do thi công công trình mới gây ra và phải tuân thủ theo các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 15 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. Trình tự giải quyết thực hiện theo các bước sau:

1. Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thực hiện việc khảo sát các công trình liền kề được quy định tại khoản 3 điều 3 của Quy định này. Khi phát hiện có hư hỏng công trình liền kề, chủ đầu tư công trình mới và chủ sở hữu, sử dụng công trình bị hư hỏng (bên bị thiệt hại) chủ động tự thỏa thuận thống nhất phương án bồi thường, sửa chữa khắc phục hậu quả.

Trường hợp không thỏa thuận được, bên bị thiệt hại có thể gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa.

2. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn của bên bị thiệt hại phải thực hiện kiểm tra xác minh hiện trường, kiểm tra thủ tục đầu tư xây dựng của chủ đầu tư. Tổ chức, hướng dẫn cho hai bên tiếp tục thỏa thuận việc bồi thường; lập hồ sơ, biên bản để lưu giữ và phục vụ các bước giải quyết tiếp theo. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể thống nhất mời đơn vị tư vấn độc lập để xác định nguyên nhân hư hỏng, mức độ đền bù hoặc khởi kiện ra tòa để được giải quyết theo quy định.

Nếu phát hiện công trình xây dựng sai phép, không phép, trái phép, ngoài việc thực hiện theo các nội dung trên, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phải đình chỉ ngay việc thi công và xử lý vi phạm trật tự xây dựng của chủ đầu tư theo thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để tiếp tục phối hợp kiểm tra, theo dõi và xử lý vi phạm theo quy định.

Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 7

Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

3. Trường hợp khẩn cấp, khi công trình liền kề bị hư hỏng nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn phải thực hiện kiểm tra ngay sau khi nhận được trình báo của bên bị thiệt hại, có kế hoạch và chịu trách nhiệm di chuyển người, tài sản ra khỏi công trình bị hư hỏng, kịp thời yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình dừng thi công và có ngay biện pháp chống đỡ công trình hư hỏng, đồng thời báo cáo UBND cấp quận, huyện để tiếp tục giải quyết. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng chỉ được phép tiếp tục thi công sau khi công trình liền kề có nguy cơ sụp đổ đã được xử lý đảm bảo an toàn.”

Nguyễn Phương Lan: Nhà A có một mái tôn, khung sắt được làm năm 2006 trên nóc tầng hai khu tập thể với diện tích 50m2 và không có khiếu kiện gì (không có hồ sơ lưu, phần này do ông C làm). Năm 2009, nhà A mở rộng thêm 20m2 trên hiện trạng 50m2 cũ có sẵn: Làm thêm hàng rào, khung nhôm kính bị nhà B khiếu kiện (vợ chồng ông D là con ông C làm và cùng thời điểm đó ông C mất). Ngay sau khi phát hiện sự việc, chính quyền phường X - quận Y đã lập biên bản nhưng lại gộp cả phần XD năm 2006 và năm 2009 vào làm một và ra quyết định đình chỉ thi công, yêu cầu nhà A tự tháo dỡ. Ngay sau đó, nhà A đã tự giác tháo dỡ toàn bộ các hạng mục vi phạm xây dựng năm 2009.Tuy nhiên, nhà B không đồng ý và khiếu kiện kéo dài lên nhiều cấp là đòi phải xử lý hết cả phần mái tôn, khung sắt năm 2006. UBND TP Z đã ra văn bản yêu cầu xử lý triệt để phần mái tôn, khung sắt còn lại được xây dựng năm 2006. Trong trường hợp này xin hỏi xử lý triệt để theo văn bản của Thành phố Z thì: - Biên bản sẽ theo mẫu nào của phụ lục V - NĐ 23 và sẽ có tên của những ai? - Loại biên bản theo NĐ 23 là gì? - Quyết định gì? - Thẩm quyền ra các văn bản trên thuộc cấp phường hay quận? Xin chân thành cám ơn!

Ông Trần Viết Ngôn – Phó Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Biên bản vi phạm hành chính theo phụ lục II của Nghị định 23/2009/ NĐ-CP ngày 27/2/2009. Quyết định cưỡng chế theo phụ lục V của Nghị định 23/2009/ NĐ-CP.

Thẩm quyền ký quyết định cưỡng chế thuộc UBND quận, huyện.

Trần Thuỳ Dương: Tôi mua nhà ở liền kề tại khu đô thị, sau đó gia đình có cải tạo sửa chữa, nâng tầng cao hơn so với quy hoạch chung của khu đô thị. Thanh tra xây dựng quận vào lập biên bản vi phạm trật tự xây dựng là sai hay đúng?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Thanh tra xây dựng vào lập biên bản là đúng vì các khu đô thị đều có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mọi hành vi xây dựng phải tuân thủ quy hoạch, thiết kế chi tiết đã được duyệt. Việc cải tạo, cơi nới sai quy hoạch, thiết kế chi tiết là vi phạm phải bị xử lý.

Trần Đức Tân, Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên: Hiện nay, hoạt động của Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường ở Hà Nội có trái với Luật Thanh tra hay không?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

- Không, vì với yêu cầu phát triển và quản lý đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường.

hkhanh16@gmail.com:Nếu thực hiện Luật Thanh tra, lực lượng Thanh tra, lực lượng Thanh tra xây dựng cấp quận, cấp phường được sắp xếp như thế nào?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội  

Ngày 18/6/2007 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg Thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Sở Xây dựng Hà Nội đang có kế hoạch khảo sát, đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện mô hình thí điểm. Sau tổng kết mô hình thí điểm mới có cơ sở để đề xuất cụ thể.

Phan Thái Nguyên: Xin hỏi hiện nay có bao nhiêu loại Giấy phép xây dựng? Trình tự thủ tục xin cấp từng loại giấy phép quy định như thế nào? Trong trường hợp vừa cải tạo nhà, vừa xây mới trong cùng một thửa đất phải xin mấy loại Giấy phép xây dựng?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Nghị định 64/2012/ND-CP ngày 4/9/2012 có hiệu lực ngày 20/10/2012, có quy định về các loại giấy phép xây dựng, gồm: giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giấy phép xây dựng nhà ở mới, giấy phép cải tạo công trình, giấy phép xây dựng tạm, giấy phép di dời công trình.

Trong trường hợp vừa cải tạo nhà vừa xây mới trong một thửa đất chỉ cần xin 1 giấy phép, trong nội dung giấy phép sẽ nêu cụ thể về các phần xây dựng trên thửa đất đó.

Nguyễn Thị Phương Nam: Cách xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đã lập hồ sơ từ năm 2010, đã có quyết định cưỡng chế nhưng chính quyền cơ sở chưa tổ chức cưỡng chế. Đến thời điểm nay việc xử lý các công trình vi phạm trên được tiến hành như thế nào nếu trong hồ sơ lập năm 2010 chỉ thể được 1 phần quy mô công trình vi phạm ( hiện tại công trình kiểm tra thực tế lớn hơn BB)? có được cưỡng chế dỡ bỏ toàn bộ công trình không? nếu không thì phải xử lý như thế nào?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Trong câu hỏi của bạn không nêu rõ lý do vì sao chính quyền cơ sở chưa tổ chức cưỡng chế. Có thể đối tượng vi phạm đang có khiếu nại, theo quy định của luật thì việc cưỡng chế, phá dỡ công trình phải dừng lại để giải quyết theo trình tự khiếu nại.

Căn cứ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, nếu các hành vi vi phạm không có các tình tiết khác thì vẫn tiến hành xử lý, cưỡng chế công trình vi phạm. Nếu quy mô công trình vi phạm đến thời điểm này đã lớn hơn so với khi lập biên bản năm 2010 thì cơ quan có thẩm quyền phải thiết lập lại hồ sơ, cập nhật các vi phạm thực tế và ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Trần Chương, phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội: Tôi xin hỏi, tại phường tôi đang ở, chính quyền phường cho các cá nhân thuê một số cơ sở công cộng như: sân chơi chung, nhà văn hóa để kinh doanh trò chơi, cho thuê chỗ để xe thì đúng hay sai? Nếu sai thì đã vi phạm quy định nào? Và chính quyền phường cho thuê sai như vây sẽ bị xử lý như thế nào? Cấp nào sẽ chịu trách nhiệm xử lý?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Hành vi này là sai. Theo quy định tại Chương VI của Nghị định số 23/2009/ND-CP ngày 27/2/2009, đó là hành vi vi phạm hành chính trong quản lý phát triển nhà và công sở.

Chính quyền phường cho thuê sai như vậy sẽ bị xử lý theo Điều 54 của Nghị định trên. Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng do sử dụng công sở không đúng mục đích. Thẩm quyền thuộc về cấp quận, huyện hoặc thanh tra chuyên ngành xây dựng.

Khuất Duy Thanh, TX Sơn Tây, HN: Công trình nào phải xin giấy phép xây dựng tạm? Làm nhà ở khu vực nông thôn, khu vực chưa có quy hoạch xây dựng có phải xin giấy phép xây dựng không?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

 

Quy định về Quản lý cấp phép xây dựng  thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phòng Quản lý Đô thị Quận, Huyện và Phòng Quản lý cấp phép xây dựng- Sở Xây dựng Hà Nội. Đề nghị bạn đọc liên hệ với các cơ quan này để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyễn Viết Đoàn, phường Lê Đại Hành, HN: Thanh tra xây dựng có phải thông báo kế hoạch thanh tra tới chủ đầu tư không?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Ngày 15/11/2010 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã thông qua Luật Thanh tra số 56/2010/QH12. Tại Điều 36 (về xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra) quy định như sau:

“4. Chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

5. Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.”

 

Vương Duy Khánh – Láng Hạ, Đống Đa, HN: Những dấu hiệu vi phạm nào của chủ đầu tư thì lực lượng thanh tra xây dựng được tổ chức thanh tra đột xuất?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Tại Khoản 4 Điều 37 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 (về Hình thức thanh tra) đã quy định:

“Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.”

 Như vậy việc thanh tra đột xuất không chỉ được tiến hành khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật mà còn được tiến hành theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng của chủ đầu tư, đặc biệt là đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng quy định tại Điều 10 Luật Xây dựng đều là các dấu hiệu vi phạm để tổ chức thanh tra đột xuất.

 Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 8

Bạch Thúy Cúc, Phúc La, Hà Đông, HN: Tôi đang sinh sống trên mảnh đất đã sử dụng từ lâu nhưng không có giấy tờ, vì vậy không đi xin phép xây dựng. Nay căn nhà tôi đang ở đã quá dột nát, tôi muốn xây dựng lại một căn nhà cấp 4 để cải thiện điều kiện sinh sống cho gia đình nhưng thanh tra xây dựng đã lập biên bản theo mẫu số 02 Phụ lục II (ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ). Việc thanh tra xây dựng lập biên bản theo mẫu trên có đúng không ? Việc tôi xây nhà cấp 4 có phải là hành vi vi phạm? Nếu có thì tôi phải làm thế nào khi ngôi nhà cũ mà cả gia đình tôi đang sinh sống đã dỡ bỏ?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

- Việc thanh tra xây dựng lập biên bản theo mẫu trên là đúng.

- Phải thực hiện theo Điều 16 khoản 18 Quyết đinh số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010.

Le Truong - binhminhbien20117@gmail.com: Có một số câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Trường đã được trả lời tại câu hỏi của bạn đọc hoanguyen386@gmail.com và một số câu trả lời khác. Vì vậy, chúng tôi xin trả lời một số vấn đề bạn hỏi như: Nếu chủ đầu tư không thực hiện Quyết định cưỡng chế và trên thực tế có nhiều cấp phường hoặc Thanh tra XD có biểu hiện bao che không thi hành quyết định, thì tiếp theo phải áp dụng theo quy định nào? Sở Xây dựng sẽ có biện pháp xử lý gì? Khi người dân có Đơn khiếu nại tố cáo hành vi vi phạm TTXD đến cấp phường - quận – Sở Xây dựng, thì cơ quan nào có trách nhiệm trả lời ? trong thời hạn nào ? và nếu không có trả lời người dân cần làm gi ? Sở Xây Dựng có biện pháp gì trong trường hợp này ? Quy định treo biển báo, thiết kế, phối cảnh…hiện tại có hiệu lực không ? khi tôi thấy nhiều công trình tại Hà Nội không treo biển báo… Nếu vi phạm việc xử phat theo hình thức nào ?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó chánh thanh tra Sở xây dựng Hà Nội

Nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định cưỡng chế mà cấp phường, quận có biểu hiện bao che, theo quy định nếu phường không xử lý thì quận phải xử lý. Trong trường hợp cả hai cấp đều không xử lý thì Chánh thanh tra Sở Xây dựng sẽ ban hành quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện vẫn là chính quyền các cấp phường, quận. Cùng với đó, Chánh thanh tra Sở Xây dựng sẽ có báo cáo, đề xuất với Sở Xây dựng để kiến nghị UBND thành phố về việc xử lý kỷ luật các nhân, tổ chức không thực hiện việc xử lý, cưỡng chế công trình vi phạm theo thẩm quyền.

Quy định treo biển báo, thiết kế được quy định tại Quyết định 55/2009/QD-UB ngày 17/3/2009 của UBND thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố. Theo quy định việc treo biển báo, thiết kế áp dụng với các công trình có quy mô trên 5 tầng, có quy mô  lớn.

Tại Điều 13 Khoản 1 Mục a của Nghị định 23/2009/ND-CP ngày 27/2/2009 quy định: Phạt từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi không treo biển báo tại công trình thi công hoặc biển báo không đủ nội dung theo quy định.

Nguyễn Thế Dương: Tôi được biết, TP đã có văn bản quy định nếu xây dựng 3 tầng 1 tum không phải xin phép xây dựng. Tuy nhiên, mới đây khi xây dựng nhà, tôi vẫn phải làm các thủ tục xin giây phép xây dựng. Ngoài ra tôi còn phải nộp thuế xây dựng, thuế thu nhập cho chủ thầu (vì khi ký hợp đồng tôi không thỏa thuận điều khoản này với bên thầu xây dựng) tôi xin hỏi như thế có đúng không? Ngoài ra, trong quá trình xây dựng tôi phải nộp thêm khoản thuế, phí gì nữa không? Xin cám ơn!

Ông Trần Viết Ngôn - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Căn cứ Quyết định số 04/2010/QD-UB ngày 20/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý việc xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại Điều 4 có nêu các công trình được miễn giấy phép xây dựng. Theo đó, công trình 3 tầng 1 tum là phải xin phép.

Các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuế bạn liên hệ đến Cục Thuế Hà Nội để được trả lời. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng bạn phải thuê các cơ quan thu gom phế thải xây dựng để đổ tại nơi quy định của thành phố.

Phạm Tiến Đạt, Ngọc Hà, Ba Đình: Các hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch (quận Ba Đình) muốn được cấp phép xây dựng nhà từ 4 đến 5 tầng để giải quyết, tháo gỡ khó khăn nhu cầu chỗ ở của nhân dân?

Ông Phan Văn Bảo - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Quy định về Quản lý cấp phép xây dựng  thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phòng Quản lý Đô thị Quận, Huyện và Phòng Quản lý cấp phép xây dựng- Sở Xây dựng Hà Nội. Đề nghị bạn đọc liên hệ với Phòng Quản lý Đô thị Quận Ba Đình để được hướng dẫn cụ thể.

 

Hoàng Anh: Sau khi nhận được phần trả lời của ông về xử lý công trình vi phạm tại 46E – Đê La Thành – Phường Thổ Quan, tôi xin hỏi thêm: Chúng tôi là những người dân đã dũng cảm Tố cáo vi phạm, nhưng đã bị chủ đầu tư thuê côn đồ xã hội đến đe dọa, 3 lần đập phá tài sản và ném mắm tôm khủng bố tinh thần? Vậy chủ đầu tư phải bị xử lý thế nào?

Ông Trần Viết Ngôn - Phó chánh thanh tra Sở xây dựng Hà Nội

Trả l
Giao lưu trực tuyến "Quản lý xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng" - Ảnh 9