Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giáo viên các trường TCCN còn thiếu kỹ năng giảng dạy

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2000 cả nước có trên 10.000 giảng viên thì hiện đã có gần 15.000 giảng viên và gần 10.000 giảng viên trong các trường ĐH,CDD cũng tham gia dạy TCCN.

KTĐT - Năm 2000 cả nước có trên 10.000 giảng viên thì hiện đã có gần 15.000 giảng viên và gần 10.000 giảng viên trong các trường ĐH,CDD cũng tham gia dạy TCCN. Tuy nhiên, hầu hết kiến thức của giáo viên TCCN còn yếu, đặc biệt về kỹ năng giảng dạy thực hành và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp mặc dù phần đông đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II.

“Hầu hết kiến thức của giáo viên TCCN còn yếu, đặc biệt về kỹ năng giảng dạy thực hành và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp mặc dù phần đông đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo...”

Đó là nhận xét của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Bảo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tại Hội thảo tổng kết về mô hình đào tạo giáo viên THPT (giáo viên trung học phổ thông) và TCCN (trung cấp chuyên nghiệp) trong thời kỳ hội nhập do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 28/11 tại Hà Nội.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Bảo, năm 2008, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã khảo sát về đội ngũ giáo viên đang giảng dạy trong trường TCCN. Kết quả cho thấy, năm 2000 cả nước có trên 10.000 giảng viên thì hiện đã có gần 15.000 giảng viên và gần 10.000 giảng viên trong các trường ĐH,CDD cũng tham gia dạy TCCN. Tuy nhiên, hầu hết kiến thức của giáo viên TCCN còn yếu, đặc biệt về kỹ năng giảng dạy thực hành và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp mặc dù phần đông đã có chứng chỉ sư phạm bậc I và bậc II. Đây là nguyên nhân chính ảnh hướng đến chất lượng đào tạo chưa thuyết phục được các nhà sử dụng lao động như có khả năng thích ứng nghề nghiệp cao, có thái độ đúng đắn với nghề và tác phong chuyên nghiệp".

Đồng tình với nhận xét của ông Bảo, nhiều đại biểu đề nghị Bộ GD-ĐT nên phát triển mô hình đào tạo nối tiếp hoặc song song tại các trường đại học chuyên ngành. Sinh viên có thể vừa học chuyên môn vừa học kỹ năng nghề nghiệp hoặc nếu có nguyện vọng trở thành giáo viên TCCN (sau khi tốt nghiệp) sẽ tiếp tục học thêm học phần nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng thực hành nghề.

Còn về chất lượng giáo viên THPT, theo PGS.TS Đinh Xuân Khoa, trường ĐH Vinh cho biết: “Chương trình đào tạo trong trường THPT hiện nay còn thiếu tính mềm dẻo, chưa tạo cơ hội để phân hóa người học và phát huy năng lực tự học của học sinh do các trường chưa thực sự coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Cơ chế quản lý của ngành giáo dục đối với giáo viên THPT chưa sát sao, cụ thể dẫn đến buông lỏng quản lý”.

Để khắc phục được tình trạng này, ông Khoa cho rằng cần đổi mới cơ chế quản lý các trường đại học đào tạo giáo viên. Giáo viên chỉ nên đóng vai trò là người huấn luyện viên, là người cố vấn của học sinh, cùng các em tìm ra con đường riêng của mình để đi đến học vấn và sự hiểu biết.