Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải”

Chia sẻ Zalo

Sáng nay 22/4, báo KTĐT online tổ chức buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2015) - Non sông liền một dải”.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

1, Đại tá Nguyễn Huy Phương - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội

2, Đại tá
Vũ Hữu Dũng - Trưởng Ban tuyên giáo Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội

3, Đại tá Trần Quang Vinh 
Sỹ quan QĐND tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh

4, Ông Nguyễn Văn Túc C410 E024 F8 QK 9 - tham gia trận đánh vào cầu chữ Y thẳng vào Nha cảnh sát Sài Gòn 29/4

5, Đại tá, TS Trần Văn Thức, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh Thanh Hải

Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh Thanh Hải

Mời bạn đọc tham gia buổi tạo đàm và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây
 
Phương Linh - Đống Đa, HN. Email: plinh@gmail.com
Xin đại tá cho biết hoàn cảnh lịch sử của nước ta từ cuối năm 1973 đến trước khi diễn ra chiến dịch Mùa xuân 1975?
Đại tá, TS Trần Văn Thức, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp -Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:
Từ năm 1973, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã bước sang gia đoạn cuối trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn: 
Tình hình quốc tế có nhiều biến động, đế quốc Mỹ bắt tay và cấu kết với các thế lực phản động tiếp tục ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục nhận được sự giúp đỡ rất lớn về vật chất và tinh của các nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ngoài ra, cuộc cách mạng tại Đông Dương, trong đó đặc biệt là cách mạng Lào đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. 
Trong nước: Đầu năm 1973, ta đã giành được thắng lợi rất quan trọng, nhất là việc ký kết được Hiệp định Paris, buộc quân Mỹ phải rút khỏi miền Nam. Giai đoạn “đánh cho Mỹ cút” đã kết thúc, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để “đánh cho ngụy nhào”. Miền Bắc tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam.
Ở miền Nam, sau khi rút quân đội, Mỹ vẫn để lại lực lượng cố vấn quân sự đội lốt dân sự, tiếp tục viện trợ và hỗ trợ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa tuy tăng cường hoạt động nằm chống phá Hiệp định Paris nhưng thế và lực đã suy giảm rất nhiều.
 Tình hình trên đã tác động đến cuộc kháng chiến của quân và dân ta. 
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 1
Giây phút lịch sử xe tăng của bộ đội Việt Nam chạy qua cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, thời điểm đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. Ảnh: AP
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 2
Trần Văn Quang - Láng Hạ, Hà Nội. Email: vquang@gmail.com
Hội cựu Chiến binh thành phố Hà Nội có bao nhiêu cựu chiến binh đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh?
Đại tá Trần Huy Phương - Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh Hà Nội:
Hiện nay Hộicựu chiến binh Thành phố Hà Nội có 245.000 hội viên. Trong đó, có 15.000 hội viên trực tiếp tham gia cuộc Kháng chiến chống Pháp, hơn 4.500 cựu chiến binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hội cựu chiến binh Thành phố có trên 155.000 hội viên tham gia chống Mỹ, trong đó khoảng 15.000 chiến sĩ thực tiếp tham gia Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.
Điều đáng nói là, cả hai sự kiện quan trọng là húc đổ cổng Dinh Độc lập vào lúc 11 giờ 30 ngày 30/4 và bắt sống Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đều có sự tham gia trực tiếp của các chiến sĩ Thủ đô.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 3
Đại tá Nguyễn Huy Phương- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội

Đại tá Nguyễn Huy Phương - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội giao lưu cùng bạn đọc
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 4
Trần Văn Thử - Đống Đa - Hà Nội. Email: vanthu@gmail.com
Có thể nói các bác là những nhân chứng sống của giai đoạn lịch sử vĩ đại của dân tộc, là 1 minh chứng cho cả 1 thời kỳ oanh liệt chống Mỹ vẻ vang. Các bác cho biết , lúc đó các bác ở đơn vị nào và tâm trạng khi được nhận mệnh lệnh tiến về giải phóng Sài Gòn?
Đại tá Trần Quang Vinh:
Tôi nhập ngũ năm 1961, vào chiến trường B năm 1965. Khi nhận lệnh tiến quân về sài gòn, có thể nói rất háo hức, mong đợi vì là trận chiến cuối cùng, chăc chắn chiến dịch cuối mang tên bác (chiến dịch Hồ Chí Minh).
Đã từng chịu đói, chịu khổ khi ở chiến dịch tây nguyên, nên khi nhận lệnh tiến vào Sài Gòn, dù có chịu hy sinh, gian khổ đến mấy cũng nguyện hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng.

Ông Nguyễn Văn Túc, nguyên tiểu đội trưởng trinh sát thuộc đại đội 410 tiểu đoàn 24 trung đoàn 8 quân khu 9 

Năm 1973 - 1974 nhận lệnh nghiên cứu làm sao đưa bộ binh vào tiếp cận gọn nhất. Sau khi chiếm lĩnh cầu chữ Y rồi tiếp tục vào cẩm nha cảnh sát. Nhận lệnh vào miền Tây Nam Bộ để giải phóng căn cứ Đồng Tâm, anh em gặp nhiều gian nan vất vả hy sinh rất nhiều, sau năm 1976 được chuyển quân ra Bắc. 
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 5

Nhân viên sứ quán Mỹ tháo chạy khỏi Sài Gòn
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 6
Dương Hoàng Linh - Đê La Thành, Hà Nội. Email: hlinh_hn@gmail.com
Xin đại tá cho biết lý do Bộ Chính trị quyết định đặt tên Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam?
Đại tá, TS Trần Văn Thức, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp -Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:
Bộ Chính trị quyết định phê chuẩn và đặt tên chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn - Gia Định và hoàn toàn miền Nam. Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975

-  Bộ Chính trị quyết định phê chuẩn và đặt tên chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn - Gia Định và hoàn toàn miền Nam.

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên (4/3- 24/3/1975), tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 - Quân khu 2, giải phóng 5 tỉnh ( Công Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức), tạo sự thay đổi cơ bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược giữa ta và địch.

Đồng thời, tại Quân khu Trị  Thiên và Quân khu 5, ta mở Chiến dịch Trị Thiên - Huế ( 5-26/3) và chiến dịch Đà Nẵng (28-29/3), giải phóng 5 tỉnh (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quãng Nam, Quảng Tín, Quãng Ngãi) trong đó có 2 thành phố lớn là  Huế, Đà Nẵng. đập tan ý định co cụm chiến lược của địch, tạo bước nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta.

Tiếp đó quân và dân ta tiếp tục tiến công địch ở toàn miền Nam, cả ở đất liền và biển đảo

Vào ngày 25/3, khi chiến dịch Trị Thiên - Huế sắp kết thúc, trên cơ sở nắm bắt được thời cơ chiến lược đã tới, Bộ Chính trị xác định quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa (5/1975).

Đến ngày 8/4 Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Tư lệnh là Đại tướng Văn Tiến Dũng và Chính ủy là đồng chí Phạm Hùng.

Đến 14/4, theo đề nghị của Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch  Sài Gòn - Gia Định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. Quyết định này đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân tộc, khẳng định ý chí niềm tin quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

- Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nối dậy Xuân 1975, đánh vào đầu não lực lượng quan trong nhất của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Về lực lượng bộ đội chủ lực ta huy động các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), tức là toàn bộ các quân đoàn lúc bấy giờ, với 15 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn, 4 tiểu đoàn và một số đại đội đặc công, biệt động; 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng -  thiết giáp; 22 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh; các đơn vị binh chủng khác và một bộ phận không quân, hải quân. Cùng với đó là lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn chiến dịch.

- Chiến dịch diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ 26 đến 30/4. Trước khi nổ súng mở màn chiến dịch, ta đã hình thành được thế trận bao vây chặt thành phố Sài Gòn - Gia Định trên tất cả các hướng.

Từ 26 đến 28/4 quân ta đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm các mục tiêu quan trọng.

Ngày 29/4 ta tiêu diệt các lực lượng chủ yếu của địch ơ vòng ngoài và vùng ven.

Sáng 30/4 tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng chiếm các mục tiêu chủ chôtt như sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội VNCH, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát,v.v. 11h30, chiếm Dinh Độc lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền VNCH, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Cùng với đòn tiến công quân sự, nhân dân nội thành, ngoại thành Sài gòn nổi dậy giành chính quyền
Chiến dịch Hồ Chí Minh là điền hình về hiệp đồng chặt chẽ, các lực lượng quân binh chủng, giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, đòn tiến công chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác kết thúc chiến tranh.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 7
Đại tá, TS Trần Văn Thức, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp -Viện Lịch sử quân sự Việt Nam giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Thanh Hải
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 8
Phạm Thế Lộc - Hoài Đức - Hà Nội. Email: loc28@gmail.com
Đại thắng mùa Xuân 1975 diễn ra trong ba chiến dịch lớn, với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Chỉ trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 6 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam. Trong thời điểm đó, bác thuộc quân số đơn vị nào và tham gia chiến dịch với nhiệm vụ gì? Đề nghị các bác kể về trận đánh ghi đậm dấu ấn lịch sử đó?
Đại tá Trần Quang Vinh:
Lúc bấy giờ, tôi là quân hàm Đại úy, Ban công binh B3 quân đoàn 3 Tây Nguyên

Là phái viên công binh theo hướng tiến công Sư đoàn 10

Theo đến tháng 3/1975, bộ đội công binh tận dụng đường cũ, mở đường mới, khắc phục vật cản trên đường đi. Trên đường tiến quân, khi vào Tây Ninh, ngày 22/4, Bộ Tư lệnh được giao nhiệm vụ đánh chiếm cầu Bông và cầu Sáng do 2 đội biệt kích giữ bằng chất nổ.

Các đồng chí đóng giả thường dân tiếp cận mục tiêu, do thám, trinh sát các mục tiêu khác. 29/4, tiến hành đánh chiếm cầu Bông, mũi tiến công vào cầu Sáng bị muộn do đội hình bị xáo trộn, nhưng vẫn tiến về cầu Bông

Quá trình diễn ra gay go, ác liệt nhưng vẫn thực hiện tất cả các mục tiêu, đặc biệt là tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn nhanh chóng phát triển đến Trại David. Cuộc gặp gỡ giữa các chiến sĩ Trung đoàn 24 với chiến sĩ trong đoàn diễn ra không khí vô cùng cảm động khi các đồng chí ôm hôn thắm thiết, không khí mừng vui, nước mắt dân trào, trong sự đoàn tụ bộ đội ta.

Trên người lúc nào cũng phải trang bị đầy đủ các vũ khí, tin tưởng mình gặp đâu đánh đó, sẵn sàng chiến đấu.

Ông Nguyễn Văn Túc - nguyên tiểu đội trưởng trinh sát thuộc đại đội 410 tiểu đoàn 24 trung đoàn 8 Quân khu 9 

Chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến theo hướng Tây Nam, trên đường đi giải quyết các vướng mắc để đưa bộ binh vào. Chuẩn bị cho chốt điểm, có 3 anh em, trong đó tôi là mũi đi đầu tiên, không may, đồng chí đi theo phía sau tôi bị dính lựu đạn, đường đi rất vất vả. Trinh sát phải đi một mình, chuẩn bị cho một tiểu đoàn. Nhận định được thắng lợi của mình, giai đoạn này chỉ đánh 30 phút là dứt điểm một cứ điểm, bám sát cầu chữ Y, Đồng Tháp Mười. Lúc đánh chỉ mặc quần đùi, cỏ kéo sước vào da khi  bò vào được chúng tôi ở lại trong khi đó, một đoàn phải quay ra đón các đồng đội.

Phải đến 10 giờ mới tiêu diệt một ụ pháo của địch, đưa thẳng anh em vào cầu chữ Y. Khi được vào đến Tổng nha cảnh sát tự dưng hồi hộp và phấn khởi, chúng tôi hào hứng, nhiều anh em ôm lấy nhau mà khóc, nhưng có những đồng chí nằm lại ở trận địa. Qua trận đánh này, tôi nhận thấy tình hình của đơn vị trinh sát chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, khi nhận lệnh các anh em phải di chuyển luôn. Rút ngay để chuẩn bị cho căn cứ Đồng Tâm, chúng tôi bắt được anh Mười Tâm, sướng phấn khởi, đêm liên hoan, về sư đoàn cao lãnh, kết hợp nhiều mặt trận. Yếu tố đưa được người vào là nhờ có trinh sát, bí mật nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 9
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 10
Ông Nguyễn Văn Túc C410 E024 F8 QK 9 - tham gia trận đánh vào cầu chữ Y thẳng vào Nha cảnh sát Sài Gòn 29/4 giao lưu cùng bạn đọc báo Kinh tế& Đô thị
Bùi An - Đường Láng, Hà Nội. Email: buian@gmail.com
Các hoạt động tuyên giáo, tuyên truyền được Hội Chiến binh Thành phố Hà Nội thực hiện như thế nào trong dịp này để kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam?
Đại tá Vũ Hữu Dũng - Trưởng Ban tuyên giáo Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội:
Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội đã có 154.928 đồng chí tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có trên 15.000 đồng chí trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với trên 100 anh hùng là tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang… Đây cũng là những lực lượng, nhân chứng sống để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và tầng lớp nhân dân.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thành Ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, T.Ư Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chiến binh TP Hà Nội trong nhiều tháng qua đã triển khai đồng bộ các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam.

Trong đó sôi động nhất là hoạt động tuyên truyền. Hội đã biên soạn đề cương, chuẩn bị tư liệu giới thiệu trong các lớp tập huấn cán bộ và tổ chức hội nghị báo cáo viên vào tháng 3/2015.

Hiện tại, 150 báo cáo viên của hội đã tổ chức hàng ngàn cuộc nói chuyện, thông tin về kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam cho trên 200.000 học sinh, sinh viên và nhân dân Thủ đô.

Đặc biệt, 720 đồng chí có thành tích tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ và trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đã tổ chức trên 900 cuộc nói chuyện, giao lưu đối với học sinh, sinh viên và nhân dân các địa phương.

Thành hội và các quận huyện thị hội đã tổ chức trên 100 đoàn cán bộ hội viên trở về tham quan chiến trường xưa, giao lưu với cán bộ nhân dân các địa phương miền Nam, tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng dũng sỹ, người có công và cựu chiến binh tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với số tiền trên 2 tỷ đồng.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 11
Đại tá Vũ Hữu Dũng - Trưởng Ban tuyên giáo Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội giao lưu cùng bạn đọc báo Kinh tế & Đô thị online. Ảnh: Linh Anh
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 12
Lê Thái Hoàng - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: thhoang@gmail.vom
Là một chiến sỹ trinh sát bác được đào tạo như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Túc C410 E024 F8 QK 9 - tham gia trận đánh vào cầu chữ Y thẳng vào Nha cảnh sát Sài Gòn 29/4:
Trong thời gian là lính, năm 1969 rất háo hức, lúc đó thanh niên nào cũng sẵn sàng nghỉ học để tham gia vào quân đội. Trong xóm tôi có tất cả 7 anh em thanh niên xung phong đi lính, lúc ra đi, bà con hàng xóm đến động viên. Chúng tôi lên Bắc Thái huấn luyện, cũng được học qua chiến thuật bò, đánh cao tầng, về các lô cốt thì chưa được học, cuối năm 1969 bắt đầu tiến quân vào Nam trung đoàn 24 tuyển dụng một số anh em nhận thức được có mưu trí, 3 anh em chúng tôi về trình sát k5 trung đoàn 24, mường khẩu Lào, nhận được chuyển lên trinh sát của trung đoàn. Năm 72 cũng có những cái lịch sử lớn, khi  nhận lệnh, sà bá thiện môn, đến tháng 4, chúng tôi đưa bộ binh vào chiếm lĩnh Sà Mát Thiện Môn. Nhận lệnh chuẩn bị đón tăng, đi đến nửa đường báo hoãn về trụ sở, lúc đó chỉ để thử sức bộ đội. Đi đón tăng từ chiều, đón được 3 chiếc tăng, khoảng 9h tối tăng vào, là chúng tôi rút về ngay, lúc về quần tôi và các đồng chí rách hết. thần tốc đi để chuẩn bị đánh chặn. Ở đồng bằng Sông Cửu Long bò ra rất dễ, toàn lúa hoặc nằm các kênh lớn, để chốn lính bò vào những cốt ấy.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 13
Nhân dân các vùng ven Sài Gòn tham gia đấu tranh chính trị-vũ trang góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu TTXVN
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 14
Lại Thị Hồng Nhung - Cầu Giấy - Hà Nội. Email: hongnhung@gmail.com
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, thật không dễ để phác họa lại một hành trình đầy gian khó và những hy sinh to lớn song vô cùng vẻ vang, chói lọi của anh Bộ đội Cụ Hồ - những chiến sỹ anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các bác có thể chia sẻ những câu chuyện cảm động về sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sỹ, những tấm gương sáng về tình đồng chí, đồng đội, tình cảm quân dân trong đơn vị mình?
Đại tá Trần Quang Vinh:
Năm 1967, tôi là đại đội trưởng nhận nhiệm vụ chặn đoàn xe tiếp viện của địch với 57 chiến sĩ. Trên đường 14, tôi chia các chiến sĩ của mình phục kích đoạn đường 500m, chia từng chiến sĩ 5-7m, nằm trên những cây gai ngụy trang. Đoàn xe của địch đi càn quét, do thám nhưng về báo không có du kích. Xe ủi đi trước, xe tiếp viện đi sau, Chúng tôi diệt được 17 xe. Tuy nhiên, sau khi đánh xong có những chiến sĩ bị thất lạc, đến nay chưa tìm được xác dù chiến tranh lùi xa. Trong lòng tôi luôn áy náy vì để cho 5 đồng đội hy sinh mà có tới 3 người chưa tìm thấy xác.

Có hai điều mà tôi nhớ nhất là tình đồng đội, những người đồng đội sống với nhau nhiều năm, bát cơm sẻ nửa, điếu thuốc cắt đôi nhưng nhìn anh em đồng đội mình ra đi, tôi thấy đau xót. Thứ hai là người mẹ của tôi. Trong suốt 10 năm con ở chiến trường, mẹ tôi có gửi thư nhưng chiến trường không nhận được. Suốt thời gian đó, mẹ tôi cứ trông ngóng, mong đất nước hòa bình, con được về thăm gia đình, vun đắp hậu phương, gia đình đoàn tụ.

Ông Nguyễn Văn Túc C410 E024 F8 QK 9 - tham gia trận đánh vào cầu chữ Y thẳng vào Nha cảnh sát Sài Gòn 29/4:

Kỷ niệm vui nhất là khi anh em đồng đội cùng nhau sát cánh trong ngày đại thắng. Gia đình tôi cả 4 anh em đều vào chiến trường, nhưng trong suốt cuộc chiến tranh, cả 4 người đều không gặp và không biết tin tức gì của nhau. Đến khi giải phóng và nhận được bức thư đoàn tụ, tôi rất vui mừng và phấn khởi khi gặp lại người anh trong Sài Gòn. Phải nói rằng, khi trở ra Bắc, trong ba lô của tôi chỉ mang đúng một con búp bê và chiếc khăn tay về cho mẹ ở quê nhà. Bây giờ, 40 năm đã trôi qua, nhưng chặng đường tham gia chiến đấu cùng anh em đồng đội, tôi chưa bao giờ quên.
 
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 15
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 16

Đại tá Trần Quang Vinh giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Hải Thanh
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 17
Đào Hường - Giải Phóng, Hà Nội. Email: daohuong@gmail.com
Cuộc đấu tranh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, Ngày chiến thắng sẽ đi mãi cùng năm tháng. Đại tá có thể cho biết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử Đại thắng mùa Xuân 1975. 
Đại tá, TS Trần Văn Thức, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp -Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là kết quả trực tiếp của Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam trong mùa Xuân 1975, của 21 năm kháng chiến chống Mỹ và đồng thời là của 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975).

Thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt tài tinh của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương có vai trò quyết định đến sự phát triển thần tốc, táo bạo của tình hình trên chiến trường. Thể hiện ở Nghị quyết 21 (6-7/1973  và 10/1973) của Trung ương, các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị cuối 1974 đầu 1975. Sự lãnh đạo của Đảng đạt tới đỉnh cao trong khoa học nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và sự năng động, sáng tạo của các cấp ủy đảng ở các địa phương, chiến trường.

Thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của quân và dân cả nước, sức mạnh đại đoàn kết, khát vọng độc lập tự do của toàn dân tộc. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thần kỳ. Đó là thắng lợi của sức mạnh của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh  của thời đại.

Thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm (1954 - 1975), cũng là kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975). Thể chế Việt Nam Cộng hòa được Mỹ dựng lập, từng tồn tại 20 năm (1955 - 1975) ở miền Nam chấm dứt. Đồng thời cũng là chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ áp đặt.

Thắng lợi đó mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội.  Đại thắng Xuân 1975 đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: từ chiến tranh chuyển sang hoà bình; từ một nửa nước bị chủ nghĩa thực dân mới chia cắt và thống trị sang cả nước độc lập và thống nhất; từ hai nhiệm vụ chiến lược - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa - sang một nhiệm vụ chiến lược là cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

40 năm (1975 - 2015) đã trôi qua, dân tộc ta đã có những bước phát triển chưa từng có trong lịch sử, đã giành được những thắng lợi rất quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ý chí và tinh thần Việt Nam làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 huyền thoại đã và đang được mọi người dân Việt Nam kế thừa và phát huy cao độ.
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 18
Quân ta tiến vào giải phóng Xuân Lộc. Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn. Ảnh tư liệu TTXVN

 
Hoàng Văn Thanh - Đan Phượng - Hà Nội. Email: thanhb@gmail.com
Bác kể về một trận đánh mà bác có kỷ niệm sâu sắc nhất có nhiều lực lượng tham gia?
Đại tá Trần Quang Vinh:
Trước đó, ta phải dải dây, dùng quân điện. Tới chiến dịch Hồ Chí Minh, ta có đầy đủ vô tuyến điện cả máy bộ đàm thu được của địch, máy của ta. Cấp chỉ huy đều có thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời.
Trận đánh được phối hợp cụ thể:
Trung đoàn 24 chuẩn bị vượt cầu Bông. Tại thời điểm ấy, 1 đoàn xe tăng trên đường rút về Sài Gòn gặp địch sử dụng xe tăng bọc thép cũng đang tiến vào cầu Bông. Các chiến sĩ lúc đầu tưởng là lực lượng đột kích của ta nhưng không tháy xe cắm cờ bà lính đội mũ sắt, quay sang ngăn chặn, chuyển sang sẵn sàng chiến đấu chiến đấu.
Trung đoàn 24 khi ấy từ Củ Chi ập đến với xe thu được của địch. Địch tưởng đồng bọn, nhưng lại thấy ngụy trang và cắm cờ.
Địch chưa biết xử lý ra sao thì bị ta tấn công. Trung đoàn 24 và trung đoàn 64, bao vây trước sau, quân địch bỏ xe tăng, chạy tán loạn khỏi chiến trường.

Phan Thành Vinh - Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Email: ptvinh@gmail.com
Các hoạt động của Hội cựu chiến binh Thành phố nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước?
Đại tá Nguyễn Huy Phương - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội:
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội 
Có các hoạt động như sau:
- Phát động nhiều đợt thi đua chào mừng 40 năm Giải phóng miền Nam, tập trung tuyên truyền  về truyền thống cách mạng,  thành quả cách mạng trong những năm vừa qua, đó là thế mạnh của Hội cựu chiến binh , bám vào nhiệm vụ của thành phố như tiến hành xây dựng người Hà Nội văn minh, tiến hành xây dựng văn minh đô thị,  nông thôn mới , xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát cho cựu chiến binh.
Đã có 15.000 cựu chiến binh hiến đất với 63.000 m2 đất , hiện còn đang 223 nhà dột nát, quyết tâm trong năm 2016, 2017 sẽ xóa hết.
Tổ chức thăm hỏi tri ân đồng đôị, tổ chức đi thăm hỏi các gia đình chính sách. Cũng trong ngày hôm nay 22/4 Hội cựu chiên binh TP  tổ chức hội nghị Biểu dương Cựu Chiến Binh tiêu biểu Xuất sắc tại trụ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô  .
Đó là những việc làm thiết thực để chào mừng đại hội Đảng các cấp, đồng thời hướng tới kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 
Nguyễn Lan Nhung - Lai Châu. Email: lannhung@gmail.com
Hiện nay, Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang diễn ra các hoat động hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các bác có tâm sự nhắn gửi đến thế hệ trẻ hiện nay?
Đại tá Nguyễn Huy Phương - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội:
Thế hệ thanh niên của chúng tôi là thế hệ 3 sẵn sàng, là thế hệ chiếc gậy Trường Sơn, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai. Chúng tôi tự thấy mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân.
Chúng tôi tin tưởng tuổi trẻ thủ đô hôm nay có tri thức, có hoài bão, quyết tâm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thủ đô.
Mong thế hệ trẻ hãy rèn đức luyện tài, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, góp phần xây dựng thủ đô văn minh, giàu đẹp.
Xin cảm ơn báo Kinh tế & Đô thị!
GLTT: “Kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam - Non sông liền một dải” - Ảnh 19
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một trong những công trình tạo dấu ấn 40 năm sau giải phòng của TP.HCM. Phú Mỹ Hưng là một trong những khu đô thị đứng đầu cả nước về tỷ lệ không gian xanh, với 8,9m2 mỗi người.
 
Cám ơn các vị khách mời và bạn đọc đã tham gia buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến “Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2015) - Non sông liền một dải”. 
Báo Kinh tế & Đô thị online sẽ tiếp tục tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến tại địa chỉ http://ktdt.vn
                                                                                   
KT&ĐT