Gỡ rào cản hành chính cho doanh nghiệp
Kinhtedothi - Công điện số 69/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đặt ra con số cụ thể: Cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, 30% chi phí tuân thủ TTHC, 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo… thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 66/NQ-CP.
Theo thống kê, tổng số chi phí tuân thủ TTHC hằng năm là hơn 120.000 tỷ đồng/năm. Đánh giá của cộng đồng DN trong Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2024 vừa được VCCI công bố, mặc dù phương án mà các bộ, ngành đưa ra có cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nhưng vẫn chưa có nhiều đột phá, đôi chỗ còn mang tính hình thức, chưa thực chất, "cắt chỗ này, mọc chỗ khác", chưa có đánh giá tác động cụ thể về cắt giảm TTHC đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sự phức tạp, chồng chéo, xung đột của hệ thống quy định trong các luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường… đang khiến quá trình đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh kéo dài, tốn kém và rủi ro.
Kết quả khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng cho thấy, 32,8% DN đề nghị tiếp tục cắt giảm TTHC, tạo điều kiện cho DN rút ngắn thời gian xử lý TTHC. Riêng DN về xây dựng cho biết, khoảng 10 năm trở lại đây, thủ tục trong ngành này rất khó khăn, nhiều thủ tục con phải xin quá nhiều giấy phép.
Những bất cập này không chỉ làm khó DN mà còn giảm cơ hội đầu tư cũng như giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Với thực tiễn còn không ít vướng mắc như vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo rất quyết liệt về việc tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh. Chính phủ quan tâm đẩy mạnh và cải cách thực chất hơn nữa, không chỉ cắt bỏ một vài giấy tờ hay một vài ngày trong thời hạn mà phải cắt giảm được chi phí tuân thủ không cần thiết.
Giảm thiểu sự can thiệp và xóa bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, DN được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Bảo đảm 100% TTHC liên quan đến DN được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch… Minh bạch hóa, số hóa, tự động hóa, áp dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, TTHC, tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, hoàn thành trong năm 2025.
Khi xử lý thủ tục "phi địa giới hành chính", thì tinh thần là người dân "cứ chỗ nào gần giải quyết TTHC là đến… Việc giải quyết kịp thời các kiến nghị không chỉ giúp DN duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tuy nhiên, để các biện pháp này phát huy tác dụng, cần có sự đồng bộ trong triển khai giữa các cấp, ngành và sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm tính minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện. Ngoài thực hiện đồng bộ những giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, còn cần làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các bộ, ngành, địa phương không thực hiện đúng cải cách TTHC, điều kiện kinh doanh đã được phê duyệt. Xây dựng các cơ sở dữ liệu ở mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương theo nguyên tắc đồng bộ, tích hợp và chia sẻ được với nhau…

Hà Nội phê duyệt 8 thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp áp dụng “làn xanh”
Kinhtedothi - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 752/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 8 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế “làn xanh” thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của Sở Tư pháp Hà Nội.

Vĩnh Phúc: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo “luồng xanh” thu hút đầu tư
Kinhtedothi - Xác định cải cách thủ tục hành chính là đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc đang chuyển từ tư duy “quản lý doanh nghiệp” sang “hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp”, tạo nền tảng thuận lợi để thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Cách thực hiện 4 thủ tục hành chính trong Đảng được Hà Nội tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Kinhtedothi-Ngày 19/5, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã tích hợp thành công 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký Công văn số 1593-CV/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính của Đảng trong Cổng Dịch vụ công quốc gia.