Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sắp hết hạn giải ngân: “Gỡ” nhanh cho dân đỡ khổ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Phương tiện truyền thông đang dành quá nhiều thời gian để mổ xẻ một sự việc đã ...

Kinhtedothi - “Phương tiện truyền thông đang dành quá nhiều thời gian để mổ xẻ một sự việc đã quá rõ ràng: Sau 1/6, người mua nhà ở xã hội (NƠXH) vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sẽ phải trả lãi theo lãi suất thả nổi của thị trường.

Lỗi thuộc về ai, do ai giờ không quan trọng bằng việc “gỡ” vướng cho hàng trăm người dân khổ sở ngoài kia. Nên nhớ, đối tượng vay gói ưu đãi này là người có thu nhập thấp, thậm chí là nghèo, vất vả lắm mới mua được nhà”. Đây là đánh giá của TS Bùi Kiến Thành - chuyên gia tài chính, ngân hàng khi nói về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sắp hết hạn giải ngân.

Chúng tôi phải làm sao?

“Bàng hoàng, sửng sốt, hoảng loạn và… đối mặt” là tâm lý của đại bộ phận người dân đã vay tiền mua nhà từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng khi nghe tin từ 1/6 hết hạn giải ngân. Nhiều hộ dân tại các khu NƠXH chỉ còn biết làm đơn kiến nghị tập thể, cá nhân gửi đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng và chủ đầu tư để yêu cầu xem xét lại vấn đề lãi suất của gói vay 30.000 tỷ đồng sau thời gian 1/6.

Chị Hoa, một khách hàng mua căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hoàng Mai cùng một số khách hàng khác đã làm đơn gửi lên chủ đầu tư và ngân hàng đề xuất ra quyết định yêu cầu khách hàng nộp tiền sớm, trước thời điểm 1/6. Chị Hoa cho biết: “Căn cứ tiến độ thi công thực tế, chúng tôi ước lượng khoảng 30% khoản vay (có thể lên đến 45% hoặc 55% tùy theo tiến độ thi công) sẽ giải ngân sau ngày 1/6 với lãi suất thương mại (chênh lệch lãi suất rất lớn). Cho nên các hộ dân đồng thuận kiến nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ (nhanh nhất có thể) nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giải ngân xong đợt 4 (15%) và đợt 5 (10%) trước thời hạn”.
Nhiều khách hàng đã làm đơn kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư để yêu cầu xem xét lại vấn đề lãi suất của gói vay 30.000 tỷ đồng sau thời gian 1/6.
Nhiều khách hàng đã làm đơn kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư để yêu cầu xem xét lại vấn đề lãi suất của gói vay 30.000 tỷ đồng sau thời gian 1/6.
Trong khi đó, tại một dự án NƠXH ở Linh Đàm, tính đến thời điểm hiện tại mới giải ngân đến đợt 3 trên tổng 7 đợt giải ngân. Anh Tuấn, một khách hàng tại dự án chia sẻ: “Việc yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để giải ngân kịp trước khi gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng đóng là “bất khả thi”. Xác suất chịu lãi suất thương mại gần như 99%”. Trước tình hình đó, nhiều khách hàng dự trù đủ cách, chạy vạy khắp nơi, thậm chí là “tín dụng đen” để chuẩn bị số tiền lãi của đợt tiếp theo.

Đơn kiến nghị của một người mua nhà gửi lãnh đạo Bộ Xây dựng và NHNN có đoạn viết: “Vợ chồng tôi có 3 con, các cháu đang tuổi ăn, tuổi học. Với thu nhập ít ỏi, nếu sau ngày 1/6, với 4 đợt giải ngân còn lại phải chịu lãi suất thương mại thì có khả năng gia đình, con cái chúng tôi phải mất đi nhiều bữa ăn, giấc ngủ trằn trọc hơn vì lo toan về cuộc sống”.

Nhanh chóng có kết luận

"Đây là gói dành cho người thu nhập thấp, họ chỉ có thể trả được với lãi suất bấy nhiêu mà thôi, nếu phải trả cao hơn thì họ sẽ không đủ tiền ăn, không đủ tiền cho con đi học, kéo theo rất nhiều vấn đề khác. Bộ Xây dựng vừa chính thức gửi văn bản tới NHNN đề nghị xem xét, giải quyết theo hướng tới ngày 1/6 mà chưa giải ngân hết gói hỗ trợ này thì kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Do đó, NHNN cần nhanh chóng đưa ra kết luận cuối cùng để tháo gỡ vướng mắc cho bà con. Nếu không sẽ đi đến đổ vỡ là nhiều dự án bị ngưng lại do không được đóng tiền đủ hoặc kiện tụng, tranh chấp gây khó khăn cho sự phát triển của thị trường bất động sản" - ông Thành bày tỏ.

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, hướng giải quyết tăng tiến độ công trình để giải ngân kịp trước ngày 1/6 như mong muốn của nhiều khách hàng dù chính đáng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với những dự án mới bắt đầu. Người mua nhà nên tìm đến ngân hàng để điều chỉnh lãi suất tương đối ưu đãi sau 1/6. Nếu không được 5% như hiện tại thì cũng rơi vào 7% sau khi gói 30.000 tỷ đồng hết hạn trong vòng một năm, để chờ Chính phủ có một gói hỗ trợ khác.

Tuy nhiên, để gỡ vướng tận gốc cho người mua nhà thì Bộ Xây dựng - tác giả của gói 30.000 tỷ đồng và NHNN cần bàn bạc và đưa ra quyết định cho phép những người đã ký hợp đồng tín dụng trước 31/5 mà chưa giải ngân hoặc chưa giải ngân hết tiếp tục được phép sử dụng gói tín dụng cho đến khi hoàn thành hợp đồng tín dụng với các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, dừng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng theo đúng như kế hoạch là việc nên làm.

“Phải đưa ra câu trả lời cuối cùng cho dân càng nhanh càng tốt bởi đại bộ phận khách hàng theo gói ưu đãi này chủ yếu là người thu nhập thấp. Nếu phải chịu lãi suất tăng lên gấp đôi so với lãi suất hiện tại thì họ sẽ không “kham” nổi. Từ đó có thể dẫn đến việc đàm phán với ngân hàng, trả nợ trước hạn với một lãi phạt nhất định để thoát ra khỏi gói 30.000 tỷ đồng. Một khi dân đã “thoát” ra sẽ khó có niềm tin với những gói vay “ưu đãi” nào khác trong tương lai” - ông Hiếu nhấn mạnh.
Chuyên gia nhận định

Nên gia hạn thêm một năm

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sắp hết hạn giải ngân: “Gỡ” nhanh cho dân đỡ khổ - Ảnh 1Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nhà nước đã đưa gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng với mục tiêu rất tốt là để cứu thị trường BĐS cũng như giúp người dân thu nhập trung bình thấp có nhà. Nếu bây giờ mà thay đổi lãi suất, người nghèo phải trả lãi suất cao thì đi ngược lại với mục tiêu ban đầu, lại gián tiếp tác động đến thị trường BĐS. Do tâm lý của khách hàng lo sợ lãi suất thương mại sẽ quyết định chưa mua hoặc ngừng mua. Trong khi đó, thời gian qua, những đối tượng mua nhà này có đóng góp rất nhiều cho thị trường. Nhà nước nên cho kéo dài gói vay ưu đãi này thêm một năm nữa, một cách công khai, rõ ràng. Sau thời gian này sẽ trả lãi suất theo thương mại. Tất nhiên trong một năm đó, các chủ đầu tư BĐS phải tích cực hoàn thiện dự án để cho người dân được hưởng hết gói này.
Gia Tuấn ghi