Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Góp ý kiến cải cách thủ tục hành chính

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ khi có chủ trương cải cách thủ tục hành chính đến nay đã có những đổi mới trên một số mặt; người dân đã thấy dễ chịu hơn ví dụ: Trước đây người dân đến cơ quan các cấp xin các việc cần thiết phải đi lại nhiều lần, ra vào nhiều cửa gây nhiều phiền hà, nay chỉ đến một cửa đi lại hai lần đã giảm được nhiều thời gian.

Tuy nhiên, công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở mọi cấp, sự đổi mới còn chậm chạp và hạn chế nhiều mặt. Còn vô số việc làm của cơ quan các cấp đang gây bức xúc đối với cuộc sống của nhân dân. Trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, đòi hỏi phải cải cách trước tiên là khâu thủ tục hành chính. Là một cựu chiến binh đã qua công tác bí thư chi bộ nhiều khóa, tôi xin có một số ý kiến nói trên mong các cơ quan chức năng nghiên cứu. Đó là:

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Quy chế dân chủ ở cơ sở là một biện pháp hay để thực hiện quyền dân chủ thực sự của nhân dân. Để khắc phục kẽ hở tránh khỏi hiện tượng tham nhũng, tôi kiến nghị:

Các công trình phúc lợi phân bổ cho khu dân cư, nên mạnh dạn giao cho nhân dân tổ chức làm, dĩ nhiên có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng. Nếu làm như vậy sẽ phát huy được quyền làm chủ thực sự của dân, nhân dân sẽ thấy mình là chủ nhân họ sẽ làm hết trách nhiệm đối với công việc của mình, sẽ không có sự thất thoát tiền của nhà nước.

Tổ chức tổ dân phố

Tổ dân phố là đầu nối của tổ chức cơ sở hành chính cấp phường. Là nơi hoạt động của chi bộ Đảng và các đoàn thể chính trị: Thanh niên - Phụ nữ - Cựu chiến binh - Người cao tuổi và mặt trận Tổ quốc, trực tiếp với quần chúng nhân dân để thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đàng và nhà nước. 

Đặc điểm nổi bật của tổ dân phố là: Nhân dân là người khắp nơi về cư trú, trình độ dân trí, giàu nghèo khác nhau, hơn nữa dân số luôn biến động, nên đã tạo ra sự khác biệt, sự giao lưu gắn kết tình cảm rất khó khăn, khác hẳn với nhân dân trong một làng xóm ở nông thôn, họ sống với nhau trong các dòng họ lâu đời.

Vì vậy, công tác quản lý các mặt của tổ dân phố rất phức tạp và khó khăn nhất là vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội và vấn đề vệ sinh môi trường; là những vấn đề thiết thực trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Chính vì vậy, đòi hỏi công tác lãnh đạo, quản lý hành chính hết sức nhạy bén và chặt chẽ, mới đáp ứng được tình hình phát triển của xã hội hiện nay. Tờ thực tiễn cơ sở, tôi đề xuất như sau:

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ dân phố, phải tương xứng với vị trí của tổ dân phố hiện nay ở Thủ dô Hà Nội  - mở rộng quyền hạn của tổ dân phố để giảm bớt những sự việc không cần thiết phải qua cấp phường. 

Thống nhất số nhân - hộ khẩu và địa lý của tổ dân phố trong cấp phường làm sao điều hòa về số lượng Đảng viên trong chi bộ Đảng và các đoàn thể chính trị, tránh tình trạng chênh lệch về số lượng, nơi chi bộ đông quá, nơi chi bộ ít quá, cũng như các tổ chức đoàn thể chính trị cũng vậy - Đảm bảo tỷ lệ lãnh đạo đảng viên với quần chúng nhân dân hợp lý. 

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Tổ dân phố, cần xác định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng dân phố. Quyền hạn của tổ trưởng cần mở rộng để nâng cao uy tín của tổ trưởng. Xác định cụ thể tiêu chuẩn tổ trưởng dân phố phải đủ đức và tài đáp ưng được chức năng và nhiệm vụ của tổ. 

Phường và quận cần có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo ngắn hay dài hạn nhưng nhất thiết tổ trưởng phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý các mặt để đáp ứng vị thế của tổ dân phố hiện nay. Đồng thời, tăng thêm phụ cấp cho Tổ trưởng và Phó tổ trưởng tổ dân phố từ1 - 1,2 triệu đồng, như vậy công tác tổ dân phố ngày càng được củng cố và bền vững làm nền tảng vững chắc cho công tác của phường.