KTĐT - Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc để tỉnh Hà Giang quản lý, cấp phép khai thác 4 điểm quặng chì, kẽm.
Cụ thể, tỉnh Hà Giang sẽ quản lý, cấp phép các điểm quặng chì, kẽm Na Sơn, diện tích 20 ha tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; Lũng Om, diện tích 98 ha tại xã Du Già, huyện Yên Minh; tại Bản Kẹp A, diện tích khai thác rộng 87 ha và Bản Kẹp B, diện tích 42,1 ha ở xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê.
Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Hà Giang cần kiểm tra, khoanh định lại ranh giới thuộc phạm vi diện tích 4 điểm quặng nêu trên, đảm bảo không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản để quản lý, cấp phép.
Phó Thủ tướng cũng giao tỉnh Hà Giang quản lý, không gia hạn hoặc cấp lại ở 2 khu vực chì kẽm Sàng Thần, diện tích 12 ha, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và Bản Lý, diện tích 23,2 ha, xã Du Tiến, huyện Yên Minh.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với tỉnh Hà Giang kiểm tra 3 khu vực quặng chì kẽm, thuộc tỉnh Hà Giang gồm: Ao Xanh, xã Yên Bình, huyện Quang Bình; Tà Pan, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và Sủa Nhè Lử, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ../.
Cụ thể, tỉnh Hà Giang sẽ quản lý, cấp phép các điểm quặng chì, kẽm Na Sơn, diện tích 20 ha tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; Lũng Om, diện tích 98 ha tại xã Du Già, huyện Yên Minh; tại Bản Kẹp A, diện tích khai thác rộng 87 ha và Bản Kẹp B, diện tích 42,1 ha ở xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê.
Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Hà Giang cần kiểm tra, khoanh định lại ranh giới thuộc phạm vi diện tích 4 điểm quặng nêu trên, đảm bảo không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản để quản lý, cấp phép.
Phó Thủ tướng cũng giao tỉnh Hà Giang quản lý, không gia hạn hoặc cấp lại ở 2 khu vực chì kẽm Sàng Thần, diện tích 12 ha, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và Bản Lý, diện tích 23,2 ha, xã Du Tiến, huyện Yên Minh.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với tỉnh Hà Giang kiểm tra 3 khu vực quặng chì kẽm, thuộc tỉnh Hà Giang gồm: Ao Xanh, xã Yên Bình, huyện Quang Bình; Tà Pan, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê và Sủa Nhè Lử, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ../.
Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 53 mỏ, điểm mỏ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép cho gần 40 doanh nghiệp hoạt động khai thác đối với loại khoáng sản Sắt, Mangan, Chì Kẽm, Antimon, Thiếc- Vonfam, Mica, Caolanh Báo cáo của Sở Công thương cho biết, các hoạt động đầu tư vào khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây không ngừng phát triển. Doanh thu trong năm 2010 đạt hàng trăm tỷ đồng, tạo cơ sở để người lao động có thu nhập bình quân từ 800.000 đồng đến 3,2 triệu đồng/người/tháng. |